Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos hiện đang là một trong những người giàu có nhất thế giới,ườigiàunhấtthếgiớiJeffBezoschỉcầnhỏicâunàyđểbiếtbạncóthôngminhkhôtài xỉu 2.5/3 chắc chắn phần lớn chúng ta sẽ không thể phủ nhận được tài năng của ông. Tuy nhiên, sự lớn mạnh mà Amazon đạt được hôm nay không chỉ đến từ trí tuệ của riêng Bezos, mà còn tới từ những con người tài giỏi đã được ông tuyển chọn trong suốt chặng đường xây dựng công ty.
Vậy Jeff Bezos làm thế nào để có thể tìm ra những nhân sự tài giỏi đó? Trong một buổi chia sẻ với công ty Basecamp vài năm trước, đích thân Bezos đã chia sẻ về cách để ông biết được, ai mới là người thông minh, và câu trả lời chắc chắn sẽ khiến bạn phải bất ngờ:
Những người thông minh biết thừa nhận mình mắc nhiều sai lầm
Hầu hết chúng ta đều cho rằng, nếu muốn biết được ai đó có thông minh hay không, chỉ cần hỏi họ những câu hỏi như: Anh có kiến thức chính xác về thế giới và lĩnh vực chuyên môn của anh không? Chị có bao giờ đưa ra được phương án đúng khi đối mặt với khó khăn không? Dự đoán của bạn liệu liệu có đúng hay không?
Nhưng chiến lược nhìn người một cách trực quan của Bezos lại không xem xét về tần suất một người làm đúng bao nhiêu lần, thay vào đó, ông nhìn vào tần suất một người dũng cảm thừa nhận mình đã làm sai bao nhiêu lần, nhưng sau đó họ phải biết thay đổi ý kiến của họ theo hướng tích cực.
Bezos đã quan sát thấy rằng, những người thông minh nhất thường liên tục chỉnh sửa kiến thức của họ, xem xét lại một vấn đề mà trước đó họ nghĩ rằng họ đã giải quyết xong. Từ đó, họ tìm thấy những quan điểm mới, thông tin mới, ý tưởng và thách thức mới theo cách nghĩ riêng của họ.
Khoa học hiện đại ngày nay cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên, họ gọi đó là sự khiêm tốn của trí tuệ. Các nghiên cứu về hành vi đưa ra quyết định của con người đã cho thấy, những người sẵn sàng thừa nhận mình đã sai sẽ có tỉ lệ đưa ra quyết định đúng đắn hơn trong tương lai. Sai lầm không hề xấu, mà chỉ đơn giản là một dấu hiệu của sự tò mò, cởi mở với thông tin mới, và đây mới chính là biểu hiện của sự thông minh.
Nói một cách khác, để trở nên thông minh hơn, bạn cần phải mắc sai lầm một cách thường xuyên hơn.
"Sự nhất quán dại khờ là con quỷ nhỏ bên trong những đầu óc nhỏ bé"
Để trở thành người thông minh, đầu tiên, bạn cũng phải thay đổi hoàn toàn cách nghĩ của bạn.
Như nhà văn Ralph Waldo Emerson đã từng viết: "Sự nhất quán dại khờ là con quỷ nhỏ bên trong những đầu óc nhỏ bé". Bezos hoàn toàn đồng ý với ý kiến này.
Cụ thể, nhà sáng lập Amazon cho rằng suy nghĩ một cách nhất quán, kiên định không hẳn là một đức tính tốt. Giả sử vào hôm nay, bạn bỗng nảy ra một ý tưởng mới mâu thuẫn hoàn toàn với ý tưởng của bạn ngày hôm qua, thì cũng đừng lo, bởi việc này là hoàn toàn bình thường và còn được khuyến khích.
Nếu còn chưa tin, hãy nhìn vào nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu tương lai (Institute for the Future) có trụ sở tại Palo Alto, bang California. Các nhà nghiên cứu tại đây đã giải thích rằng, những người thông minh thường có "những ý kiến kiên định, nhưng lại dễ bị lung lay".
Trong đó, "ý kiến kiên định" sẽ giúp họ bám chặt vào luận điểm của mình, có cảm hứng để tạo nên những căn cứ xung quanh ý kiến đó, hoặc có thêm năng lượng để thử nghiệm nó (nếu phải tranh luận).
Tuy nhiên, cái gọi là "ý kiến kiên định" này lại rất "dễ bị lung lay" dù ý nó rất quan trọng. Lý do? Vì những người thông minh sẽ không bao giờ quá gắn kết với những gì họ tin tưởng, giúp họ không bị chính ý kiến đó làm giảm khả năng quan sát và nghe hiểu những lập luận trái chiều, đối lập mà họ nhận được.
Bởi vậy, sau bài này, nếu bạn thực sự muốn biết ai mới là người thông minh, thay vì hỏi về số lần thành công của họ, hãy hỏi về những lần họ thất bại, nói về lần cuối cùng họ thay đổi quan điểm của mình. Nếu họ không thể trả lời, chứng tỏ họ không thông minh như bạn tưởng đâu nhé!
Theo GenK