您的当前位置:首页 >Thể thao >Sinh viên FPT “nội địa hóa” thiết bị nhà thông minh bằng hệ thống nhận diện tiếng Việt_wellington – ws wanderers 正文

Sinh viên FPT “nội địa hóa” thiết bị nhà thông minh bằng hệ thống nhận diện tiếng Việt_wellington – ws wanderers

时间:2025-01-28 08:56:07 来源:网络整理编辑:Thể thao

核心提示

Tin thể thao 24H Sinh viên FPT “nội địa hóa” thiết bị nhà thông minh bằng hệ thống nhận diện tiếng Việt_wellington – ws wanderers

Giấc mơ “nội địa hóa” nhà thông minh

Nhận thấy đa số các thiết bị điều khiển trong hệ thống nhà thông minh ở Việt Nam đều chạy bằng tiếng Anh,ênFPTnộiđịahóathiếtbịnhàthôngminhbằnghệthốngnhậndiệntiếngViệwellington – ws wanderers gây khó khăn cho nhiều người, 3 sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm của Đại học FPT là Trương Minh Giang, Phan Minh Dương và Hoàng Văn Thắng đã thiết lập một hệ thống điều khiển nhà thông minh sử dụng 100% tiếng Việt để kể cả những người dân bình thường nhất cũng có thể ứng dụng vào căn nhà của mình.

Chia sẻ với ICTnews, nhóm tác giả sản phẩm “Bộ điều khiển nhà thông minh sử dụng tiếng Việt” cho biết, cả nhóm tự thu thập dữ liệu giọng nói và sử dụng công nghệ học sâu để tạo ra một model nhận diện giọng nói với 15 câu lệnh chuẩn có độ chính xác lên tới 98%. Thiết bị sẽ điều khiển các thiết bị trong nhà bằng giọng nói qua giao thức MQTT, một giao thức được dùng phổ biến trong các hệ thống Internet kết nối vạn vật (IoT).

Khi bắt tay vào thực hiện, nhóm đã gặp thách thức khi tiếng Việt ở mỗi vùng mỗi khác nên thiết bị rất khó nhận diện. Không nản lòng, cả 3 thành viên đã chia nhau đi thu thập dữ liệu giọng nói ở khắp các tỉnh dọc Bắc, Trung, Nam. Nhờ đó, khi đem trình diễn trước Hội đồng giám khảo, sản phẩm chạy trơn tru và mượt mà dù phải tiến hành câu lệnh với phát âm của nhiều vùng miền khác nhau.

Sinh viên Việt nuôi giấc mơ

Sản phẩm “Bộ điều khiển nhà thông minh sử dụng tiếng Việt” của nhóm sinh viên Đại học FPT cơ sở Hà Nội.

Để sử dụng sản phẩm “Bộ điều khiển nhà thông minh sử dụng tiếng Việt”, người dùng chỉ cần tiến đến gần thiết bị và nói rõ câu lệnh: “Doremon, tắt quạt/bật đèn/bật điều hòa…”. Thiết bị sẽ ngay lập tức bật đèn báo hiệu đã nhận lệnh và thực hiện yêu cầu sau 2 – 3 giây. “Doremon” chính là tên thiết bị. Đặt tên và thiết kế sản phẩm theo mô hình của chú mèo máy thông minh, Giang, Dương và Thắng mong muốn sản phẩm của mình cũng có các tính năng và vai trò thú vị như bộ truyện tranh nổi tiếng tại xứ sở mặt trời mọc đã miêu tả.

Thêm một điểm cộng là Doremon có kích thước nhỏ gọn, chỉ bằng 1/2 chiếc đèn học thông thường. Do đó, người dùng hoàn toàn có thể đặt nó trên bàn, trên kệ như một món đồ trang trí làm sinh động thêm cho căn nhà nhỏ của mình.

Gập ghềnh đi tới “ngôi vương”