Hãng tin Reuters dẫn lời các nhà phân tích cho rằng đây có thể là hành động phá hủy có chủ đích để ngăn cản việc phục hồi. Các chuyên gia cho biết,ànQuốcchỉrađiểmbấtthườngtrongvụphóngvệtinhcủaTriềuTiêđtqg đan mạch việc thu hồi các bộ phận của tên lửa có thể cung cấp thông tin tình báo có giá trị về khả năng và thành phần của nó. Triều Tiên phóng vệ tinh do thám đầu tiên vào quỹ đạo ngày 21/11, sau 2 lần thất bại trước đó. Đoạn video do một máy quay chuyên dùng để quan sát sao băng của Đại học Yonsei, Hàn Quốc ghi lại. Các nhà phân tích cho biết, video cho thấy tên lửa Chollima-1 bay qua bầu trời và có một giai đoạn tách ra. Giai đoạn thấp hơn của tên lửa mất vài giây để tách rồi sau đó nổ tung, tạo ra một đám mây các mảnh vỡ. Byun Yong-Ik, giáo sư thiên văn học tại Đại học Yonsein nhận định: "Lần này có vẻ như Triều Tiên đã kích nổ giai đoạn đẩy đầu tiên giữa không trung. Cách này chưa từng diễn ra trong các lần phóng trước đó và nó có thể là nỗ lực ngăn nhà chức trách Hàn Quốc và Mỹ khôi phục bộ phận này vì nó được trang bị động cơ mới". Marco Langbroek, chuyên gia vệ tinh tại Đại học Công nghệ Delft ở Hà Lan cho biết, đoạn video cho thấy giai đoạn thứ nhất và thứ hai của tên lửa. Giai đoạn đầu tiên nổ tung sau khi tách giai đoạn thứ hai. "Điều này chắc chắn là bất thường”, ông Marco nói đồng thời lưu ý rằng hầu hết các giai đoạn tên lửa đều rơi xuống biển. Chuyên gia này cũng cho biết, không thể biết chắc chắn đó là cố ý hay vô tình, nhưng Triều Tiên nói đã sử dụng cơ chế tự hủy trong lần phóng vệ tinh vào tháng 8 như một biện pháp an toàn sau khi tên lửa thất bại. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc báo cáo trước quốc hội nước này rằng quân đội đang tìm cách tìm kiếm và trục vớt các mảnh vỡ từ tên lửa. >> Đọc tin thế giới mới nhất trên báo VietNamNet