Giới chức Hong Kong (Trung Quốc) sẽ mở một cuộc điều tra đối với hãng hàng không Cathay Pacific Airways liên quan đến một vụ rò rỉ dữ liệu của 9,ịđiềutravìròrỉdữliệucủatriệukháchhàtỷ lệ bóng đá mexico4 triệu hành khách của hãng, đồng thời cho rằng hãng hàng không này có thể đã vi phạm các quy định về bí mật riêng tư. Trong thông báo ngày 6/11, Ủy viên phụ trách vấn đề quyền riêng tư cá nhân của Hong Kong, Stephen Wong cho biết cơ quan này đã nhận được 89 đơn khiếu nại có liên quan đến vụ rò rỉ thông tin trên mạng.
Cuộc điều tra sẽ tập trung xác định các biện pháp an ninh cụ thể mà Cathay Pacific đã áp dụng để bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng, cũng như chính sách và công tác lưu trữ dữ liệu của hãng hàng không này. Hãng hàng không Hong Kong Dragon Airlines Ltd hay còn gọi là Dragon Air trực thuộc Cathay Pacific, cũng nằm trong diện bị điều tra liên quan đến vụ việc nói trên. Ông Wong khẳng định có cơ sở để tin rằng Cathay Pacific đã vi phạm các quy định về quyền riêng tư cá nhân. Trong thư điện tử gửi hãng tin Reuters, người phát ngôn Cathay Pacific cho biết hãng hàng không đang cân nhắc đưa ra tuyên bố chính thức và sẽ hợp tác đầy đủ với giới chức trách địa phương trong quá trình điều tra. Cathay Pacific đang bị chỉ trích vì hãng chậm trễ tới bảy tháng khi công bố thông tin về một vụ tấn công mạng nhằm vào hệ thống của hãng xảy ra từ hồi tháng Ba, khiến các thông tin của 9,4 triệu khách hàng, bao gồm số hộ chiếu, thẻ tín dụng bị rò rỉ. Cathay thừa nhận tin tặc đã tiếp cận được khoảng 860.000 số hộ chiếu, 245.000 số thẻ căn cước của người dân Hong Kong, 403 thẻ tín dụng đã hết hạn và 27 thẻ tín dụng khác. Hiện chưa rõ thủ phạm đứng đằng sau vụ tấn công mạng này, cũng như việc các thông tin khách hàng có bị sử dụng vào mục đích phi pháp hay không. Tình hình tài chính của Cathay Pacifíc không mấy sáng sủa trong những năm gần đây do phải cạnh tranh khốc liệt với các hãng hàng không giá rẻ của Trung Quốc đại lục và các hãng đối thủ từ Trung Đông. Hồi tháng Ba vừa qua, Cathay Pacific đã thông báo thua lỗ lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và lần thứ ba trong lịch sử 70 năm thành lập. Theo Vietnam+ 4,7 triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng mã độc lớnCục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa phát đi văn bản về việc tăng cường nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại theo Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. |