当前位置:首页 >La liga >Tổng Bí thư: Ngành tuyên giáo tuyệt đối không được dao động, mơ hồ_tlbd 正文

Tổng Bí thư: Ngành tuyên giáo tuyệt đối không được dao động, mơ hồ_tlbd

来源:Fabet   作者:La liga   时间:2025-01-25 06:24:38

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Ngày 1/8,ổngBíthưNgànhtuyêngiáotuyệtđốikhôngđượcdaođộngmơhồtlbd đúng dịp kỷ niệm 88 năm Ngày truyền thống ngành tuyên giáo (1/8/1930-1/8/2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với cán bộ chủ chốt của Ban Tuyên giáo Trung ương, nghe báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết của Đảng về công tác tuyên giáo, từ đầu nhiệm kỳ Khóa XII đến nay và các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Tham dự cuộc làm việc có ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương; ông Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; ông Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Báo cáo một số kết quả nổi bật của ngành Tuyên giáo từ Đại hội XII của Đảng đến nay, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, hơn hai năm qua, cùng với kết quả của các ngành, các cấp trong cả nước, ngành Tuyên giáo tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả quan trọng.

Nổi bật là đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, quán triệt, tuyên truyền góp phần sớm đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,” Ban Tuyên giáo Trung ương tham mưu Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW (ngày 15-5-2016) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;” ban hành các văn bản hướng dẫn và biên soạn tài liệu phục vụ triển khai Chỉ thị nêu trên trong cả nhiệm kỳ Đại hội XII và chủ đề từng năm.

Hệ thống tuyên giáo đã chủ động, tích cực tham mưu giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW với nhiều cách làm hay, sáng tạo; gắn việc học tập và làm theo gương Bác với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phong trào thi đua ở địa phương, cơ quan, đơn vị, qua đó đã giải quyết nhiều vấn đề bức xúc nổi cộm, hình thành và phát triển hàng ngàn mô hình, cách làm hay, tấm gương điển hình tiên tiến, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng Đảng.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Ban Tuyên giáo tiếp tục nâng cao chất lượng các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các loại tài liệu, văn bản hướng dẫn công tác tuyên giáo, thẩm định văn bản của các ban, bộ, ngành, địa phương. Ngành Tuyên giáo chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lý luận chính trị; tăng cường đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; công tác biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, truyền thống cách mạng của ngành, địa phương được tiếp tục quan tâm.

Toàn ngành chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng chính trị, dư luận xã hội; đổi mới công tác tuyên truyền, góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận xã hội, cổ vũ các tầng lớp nhân dân thi đua yêu nước, từng bước hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp; chỉ đạo sâu sát, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ và thông tin đối ngoại.

Công tác chỉ đạo, định hướng chính trị các hoạt động báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ có nhiều nét đổi mới đem đến chuyển biến tích cực, góp phần đắc lực vào việc đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, phản ánh khá đa dạng tình hình đất nước, địa phương.

Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ; quan tâm tổ chức bồi dưỡng chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho những người làm công tác báo chí, xuất bản, văn hóa; đồng thời chủ động phối hợp trong việc xử lý những tổ chức, cá nhân có sai phạm về tính định hướng chính trị, tư tưởng... Công tác bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống được các địa phương chú trọng, gắn kết hoạt động lễ hội truyền thống với thu hút du lịch và đầu tư phát triển kinh tế-xã hội.

Thời gian qua, Ban Tuyên giáo Trung ương tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ra bên ngoài, giúp cộng đồng quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiểu rõ hơn về Việt Nam; phối hợp với các bộ, ngành theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các nghị quyết, chỉ thị liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, môi trường, y tế, dân số, an sinh xã hội. Ngành đã đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên giáo; bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đội ngũ làm công tác tuyên giáo.

Công tác tuyên giáo từ Trung ương đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền định hướng dư luận xã hội trước những vấn đề "nóng," nổi cộm và bức xúc trong xã hội; đấu tranh uốn nắn các nhận thức lệch lạc, phản bác quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệ đường lối của Đảng và các chủ trương lớn của Nhà nước. Nổi lên là đấu tranh chống việc lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, kích động chia rẽ dân tộc, bạo loạn, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư gửi đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người làm công tác tuyên giáo trong cả nước qua các thời kỳ những tình cảm thân thiết, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Tổng Bí thư nhấn mạnh là một Ban tham mưu của Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và vận động quần chúng, là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn nghệ, khoa giáo; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của Đảng.

Trong suốt 88 năm qua, ngành tuyên giáo đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước. Hơn 30 năm đổi mới, hội nhập quốc tế, ngành tuyên giáo đã có bước phát triển mới, đóng góp xứng đáng vào những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Đảng, của đất nước.

Kể từ sau Đại hội XII của Đảng, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước có những diễn biến mới, nhanh chóng, phức tạp, Ban Tuyên giáo Trung ương và ngành tuyên giáo cả nước luôn quán triệt, bám sát các tư tưởng chỉ đạo của Đảng, chương trình công tác của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào thành công chung của đất nước.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư nhiệt liệt hoan nghênh, chúc mừng, biểu dương và cảm ơn Ban Tuyên giáo Trung ương, ban tuyên giáo các cấp, các đồng chí, các cơ quan làm công tác tuyên giáo từ Trung ương đến cơ sở về những kết quả, thành tích đã đạt được trong thời gian qua.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các ý kiến phát biểu tại cuộc làm việc cơ bản nhất trí với báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương, khái quát 7 thành tựu, kết quả đạt được, chỉ rõ 7 hạn chế, tồn tại và xác định 9 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Các ý kiến cũng nêu nhiều kiến nghị với Ban Tuyên giáo Trung ương, nêu lên những mong muốn, gửi gắm những tình cảm, đòi hỏi của xã hội đối với công tác tuyên giáo.

Tổng Bí thư chỉ rõ từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tình hình đất nước ta, Đảng ta về tổng thể là tốt, không khí trong xã hội phấn khởi tin tưởng, nhiều phong trào trở thành tự giác, tự nguyện, nhân dân đồng tình ủng hộ. Nêu bật những thành tựu của đất nước trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao... Tổng Bí thư nhấn mạnh: Tổng quát lại hai năm rưỡi vừa qua, đất nước ta tiếp tục phát triển. Đây là công sức, nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả chúng ta, trong đó có ngành tuyên giáo, trực tiếp là Ban Tuyên giáo Trung ương.

Tuy nhiên, Tổng Bí thư nhắc nhở, không được bằng lòng thỏa mãn, chủ quan, vì trước mắt còn nhiều thử thách. Tổng Bí thư nhấn mạnh 3 điểm lớn. Một là công tác lý luận, bao gồm nghiên cứu lý luận, giáo dục lý luận, truyền bá lý luận, đây là vấn đề rất cơ bản, quan trọng, quyết định việc định hướng tư tưởng chính trị của chúng ta, phải chăng chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu dù đã rất cố gắng. Đó là lý luận Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, định hướng con đường đi lên của chúng ta. Vấn đề quan trọng là kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, việc đầu tiên của Ban Tuyên giáo Trung ương, của ngành tuyên giáo là xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng.

Thứ hai, công tác thông tin tuyên truyền có nhiều cố gắng, báo chí phát triển rất nhanh, rầm rộ, phong phú, hiệu quả, nhưng thông tin tuyên truyền miệng còn yếu, đối thoại, tuyên truyền, nói chuyện... chưa sinh động, chưa kịp thời, tính chỉ đạo hướng dẫn, định hướng cho báo chí, cho văn học nghệ thuật chưa quyết liệt. Tất nhiên là không làm thay chuyên môn nghiệp vụ, đây là định hướng tư tưởng. Nhất là công tác quản lý báo mạng, Internet, còn nhiều lúng túng, hạn chế. Công cụ ta có nhưng phối hợp chưa tốt.

Thứ ba, cuộc đấu tranh tư tưởng, phê phán bác bỏ quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch, mặc dù rất cố gắng nhưng chưa huy động được sức mạnh tổng hợp để làm việc này, hiệu quả chưa cao, cần tổ chức đấu tranh bài bản hơn.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh chung với các đại biểu. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Đồng ý với 9 nhiệm vụ mà Ban Tuyên giáo Trung ương đề ra trong thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh thêm, tình hình sắp tới bên cạnh thuận lợi cơ bản, còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những tác động mặt trái của nó rất ghê gớm, xâm nhập ngay vào trong tư tưởng, tình cảm, làm hư hỏng con người, thoái hóa, biến chất, mất cán bộ... Chúng ta không đổ tại kinh tế thị trường, nhưng trong bối cảnh và môi trường ấy rất dễ nảy sinh hư hỏng. Bối cảnh ngày nay, chúng ta không thể không hội nhập quốc tế, nhưng càng hội nhập sâu rộng, bên cạnh sự du nhập của những mặt tốt, thì mặt trái cũng không ít. Mỗi nước có đặc điểm riêng, phong cách riêng, truyền thống dân tộc riêng, vậy học cái gì, tránh cái gì, cứ du nhập vào mà không có chọn lọc thì cũng sai, cuối cùng mất bản sắc văn hóa dân tộc, không còn là người Việt Nam. Những vấn đề đó liên quan đến công tác tuyên giáo.

Rồi các thế lực thù địch chống phá chúng ta quyết liệt, kích động, chia rẽ, cô lập chúng ta. Đó là chưa kể những tác động ghê gớm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với sự phát triển mạnh của kỹ thuật và mạng Internet, nếu không quản lý được thì chúng ta dễ trở thành nô lệ cho nó. Mặt tích cực của khoa học công nghệ thì ai cũng nhìn rõ và thấy rất cần thiết, thậm chí phải tận dụng tối đa, nhưng mặt trái của nó, nếu không nhận thức rõ thì những thông tin xấu, độc trên mạng nhiễm vào chúng ta lúc nào không hay, tác động vào tư tưởng. Như chúng ta đã biết, lĩnh vực tư tưởng vốn rất nhạy bén. Xu hướng của dư luận lại thường thích những thông tin lạ, mới, “giật gân,” có vẻ “hấp dẫn,” chứ không phải lúc nào cũng nghe thông tin chính thống.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, ngành tuyên giáo phải làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng. Đấy chính là nền tảng tư tưởng, mục tiêu, lý tưởng, kiên định chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường đã đi, tuyệt đối không dao động, mơ hồ. Lâu nay, chúng ta tiến hành cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nói nhiều đến hư hỏng, mất mát về cán bộ... nhưng cốt yếu là gì? Đó là để tất cả chúng ta phải kiên định con đường đi lên dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Bác Hồ nói những câu rất mộc mạc thôi, nhưng vô cùng thấm thía. Cách mạng là làm cho Việt Nam được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Mục tiêu, lý tưởng đơn sơ thế thôi nhưng vô cùng sâu sắc và còn nguyên giá trị đến hôm nay!

Làm cách mạng thì bằng cách nào? Bác nói rằng, trước hết phải có Đảng cách mạng, để trong thì vận động dân chúng, ngoài thì liên hệ với vô sản, giai cấp khắp mọi nơi. Để phát động và tổ chức dân chúng thì Đảng phải thế nào? Theo Bác, đó là Đảng phải bao gồm những người ưu tú nhất, kiên cường nhất, giác ngộ, hiểu biết nhất. Đảng là lực lượng lãnh đạo cách mạng, là con nòi của dân tộc, là đầy tớ của nhân dân. Đảng phải lấy chủ nghĩa làm cốt. Trong Đảng ai ai cũng phải học, phải hiểu chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa làm cốt thì như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.

Vậy chủ nghĩa đấy là chủ nghĩa nào? Bác lại nói rằng, bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lenin. Cho nên, nền tảng tư tưởng trong Đảng, mục tiêu, lý tưởng, bản chất giai cấp, tính chất của Đảng, của Nhà nước phải rất thấm, không được chuệch choạc. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta giáo điều, bảo thủ, mà phải vận dụng sáng tạo, phải bổ sung, phát triển. K.Marx đã nói, học thuyết của chúng tôi không phải là một giáo điều, mà là kim chỉ nam cho hành động; các thế hệ đi sau phải bổ sung, phát triển.

Cho nên, ở đây, ngay phương pháp tư tưởng đã phải biện chứng rồi. Không bao giờ được lệch lạc về phía nào cả. Bây giờ đang có một căn bệnh khá phổ biến là cực đoan, không biện chứng, không khách quan, nói chỉ một chiều là hỏng. Bao giờ cũng phải nghĩ hai mặt của một vấn đề. Phương pháp tư tưởng này đòi hỏi cho mọi cán bộ, đặc biệt là cán bộ làm công tác tuyên giáo. Phải có phương pháp tư tưởng đúng thì nói mới thuyết phục.

Như đã nói nhiều lần, kiến thức nhiều lắm, học là vô cùng, “học, học nữa, học mãi,” nhưng kiến thức có thể quên đi, cái còn lại là phương pháp tư tưởng. Phương pháp tư tưởng là phương pháp biện chứng - khách quan, cụ thể, toàn diện và phát triển; phải luôn luôn đặt trong môi trường cụ thể để nhìn nhận vấn đề.

Tổng Bí thư mong muốn, công tác tư tưởng của chúng ta phải lột tả hết, truyền cho cán bộ, đảng viên, nhân dân một sự kiên định, một phương pháp tư tưởng, một hướng đi để đừng chệch hướng. Mỗi binh chủng làm công tác tư tưởng, tuyên giáo có cách làm riêng, nhưng đây là đích chung phải hướng đến.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, công tác nghiên cứu lý luận, giáo dục lý luận, truyền bá lý luận - quan điểm chính trị của Đảng, là chức năng, nhiệm vụ số một của Ban Tuyên giáo Trung ương và ngành tuyên giáo: Đó là xây dựng Đảng về chính trị và tư tưởng. Đảng có vững thì cách mạng mới thành công. Cán bộ, đảng viên có kiên cường thì dân mới theo, mới tin.

Phải làm tốt công tác thông tin, xây dựng sự đoàn kết trong Đảng, và sự đồng thuận trong dân, đây là trách nhiệm rất lớn của công tác tư tưởng. Trên cơ sở mục tiêu, lý tưởng, đường lối chính trị đúng đắn, công tác tuyên giáo phải bằng mọi cách, mọi lực lượng, mọi phương thức xây dựng cho được sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng và sự đồng thuận trong nhân dân. Nói cách khác, phải nắm được tư tưởng, tâm trạng, tình cảm của quần chúng nhân dân để kịp thời giải thích. Đặc biệt, phải hiểu, phải chia sẻ, đưa được tư tưởng vào trong dân một cách nhuần nhuyễn, để dân tự thấy, tự làm, tự hành động - đây là yêu cầu, đòi hỏi rất cao. Cho nên, phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng một cách đúng đắn; đừng làm điều gì để cán bộ, đảng viên, nhân dân hoang mang, dao động, từ cách đưa tin, bình luận đến cách định hướng.

Các binh chủng làm công tác tư tưởng phải hướng vào mục tiêu này. Như Bác Hồ đã dạy: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công. Phải làm sao nắm được tâm tư, tình cảm, tâm trạng của dân để kịp thời giải thích cho có sức thuyết phục. Đưa thông tin đã chính xác chưa? Có thật đấy là tâm tư của dân không? Đối tượng nào phản ánh?... Phải có sự chọn lọc, phân tích.

Tổng Bí thư nhắc nhở, phải đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh tư tưởng, phản bác các quan điểm sai trái, phản động của các thế lực xấu, thù địch, bảo vệ vững chắc đường lối, quan điểm, bản chất cách mạng của Đảng. Các thế lực xấu, thù địch dùng đủ mọi phương thức, mọi thủ đoạn, tung ra các chiêu bài để chống phá ta. Vừa qua, ngành tuyên giáo đã có nhiều cố gắng, thành lập mấy ban chỉ đạo, anh em dốc sức làm. Nói làm sao cho có sức thuyết phục, đây là vấn đề vô cùng khó, nhưng không thể không làm. Cho nên, phải kết hợp giữa xây và chống, chống và xây, vì mục tiêu, lý tưởng đã đề ra.

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, đa dạng hóa, đa phương hóa, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, chúng ta tiếp xúc với nhiều đối tượng, chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng, chịu tác động nhiều chiều của nhiều trào lưu tư tưởng, chống phá rất bài bản, đánh đúng tâm lý của dân, nên ta cần nắm được tâm tư, tình cảm, tâm trạng của dân, biết dân đang cần cái gì.

Để làm được những việc nêu trên, Tổng Bí thư chỉ rõ phải có con người, có tổ chức, phải xây dựng cho được đội ngũ những người làm công tác tuyên giáo, rất bản lĩnh, kiên cường, trí tuệ, làm một cách có nghệ thuật, có phương thức hoạt động khoa học, phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan.

Ban Tuyên giáo Trung ương cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tuyên giáo để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay; tuyệt đối trung thành, kiên định, vững vàng, biết cách tổ chức công việc, có dũng khí đấu tranh, có đủ trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, phải nói được, làm được, thuyết phục được, không để bị mua chuộc bởi các thế lực xấu, thù địch. Phương pháp phải dân chủ, chân thành, không thể gò ép, áp đặt, mệnh lệnh; phải rất tinh tế, đi vào lòng người. Nói như thế không phải là “khoán trắng” cho Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban tuyên giáo các cấp, mà các cấp ủy, chính quyền phải có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện để ngành tuyên giáo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ./.  

Theo TTXVN

标签:

责任编辑:Nhận Định Bóng Đá