游客发表
发帖时间:2025-01-20 08:21:19
Tốt nghiệp tiến sĩ,ữgiảngviênnghỉviệcvềquênuôigiunkiếmtỷđồngnăthống kê kết quả bóng đá lương 6,8 tỷ đồng/năm
Nữ tiến sĩ Pháp Nguyệt Bình sinh ra và lớn lên ở Truy Bác (Sơn Đông, Trung Quốc). Nhờ sự giáo dục tốt của gia đình, từ nhỏ chị có thành tích học tập xuất sắc. Giống ước mơ của nhiều bạn bè đồng trang lứa, chị Bình mong muốn sau khi tốt nghiệp đại học sẽ sống và làm việc tại thành phố. Ở tuổi 18, tham gia kỳ thi tuyển sinh, Pháp Nguyệt Bình đỗ vào Đại học Nam Kinh.
Tốt nghiệp đại học, Pháp Nguyệt Bình học lên thạc sĩ và tiến sĩ. Lấy được bằng tiến sĩ, chị làm việc tại Nam Kinh, tham gia vào lĩnh vực quản lý kỹ thuật và dự án. Sau nhiều năm nỗ lực, Pháp Nguyệt Bình nằm trong số 56 chuyên gia đánh giá được Hiệp hội quản lý dự án quốc tế tại Trung Quốc ủy quyền, đảm nhiệm vai trò giảng viên đào tạo và tư vấn doanh nghiệp tại Đại học Nam Kinh.
Thu nhập của nữ tiến sĩ khi còn đứng trên giảng đường, những ngày đỉnh điểm lên đến 60.000 NDT (205 triệu đồng), trung bình mức lương khoảng 2 triệu NDT/năm (6,8 tỷ đồng). Mặc dù, sở hữu mức thu nhập ổn định và cuộc sống hạnh phúc, nhưng chị Bình vẫn chưa hài lòng với những gì đạt được.
Do đó, năm 2014, nữ tiến sĩ quyết định rời bục giảng về quê làm nông nghiệp. Điều không ai ngờ khi sự nghiệp đang thành công, Pháp Nguyệt Bình đột ngột chuyển sang hướng khác.
Bỏ lương 6,8 tỷ đồng/năm, về quê nuôi giun
9 năm trước, nữ tiến sĩ Đại học Nam Kinh từ bỏ công việc giảng viên ổn định được trả lương cao ở thành phố, về quê làm nông nghiệp. Lúc đó, chị Bình đầu tư 2 triệu NDT (6,8 tỷ đồng) thuê 400m2 nuôi giun. Không dao động trước những lời bàn tán xung quanh, nữ tiến sĩ về quê xây dựng sự nghiệp ở tuổi 44.
Quyết định này của chị được cân nhắc kỹ lưỡng, không phải bốc đồng một sớm một chiều. Năm 2013, khi đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Sơn Đông, Pháp Nguyệt Bình từng thảo luận về cách xử lý rác thải và có người nhắc đến giun đất. "Sau buổi trao đổi, tôi bắt đầu tìm hiểu về giun đất. Tôi đọc sách và hơn 600 tài liệu học thuật, nhận ra giun đất là 'báu vật' có giá trị cao trong trồng trọt".
Người phụ nữ này cho biết, giun đất không gây ô nhiễm môi trường, sau khi cơ thể phân hủy sẽ tạo ra protein và chất hữu cơ hòa tan, cung cấp dinh dưỡng cho cây. Do đó, nữ tiến sĩ quyết định dấn thân vào con đường nhân giống và nghiên cứu công dụng của giun đất.
Sau quá trình nghiên cứu, chị Bình nhận thấy việc sử dụng chất peptide enzyme hoạt tính phân trùn quế và giun đất, để cải tạo đất trồng sẽ tiết kiệm chi phí canh tác, tăng năng suất làm cho sản phẩm nông nghiệp thân thiện với môi trường.
Thu nhập hơn 34 tỷ đồng/năm
Pháp Nguyệt Bình chia sẻ, từ đại học đến tiến sĩ đã trải qua 4 chuyên ngành nhưng không liên quan đến nông nghiệp. Khởi nghiệp ở tuổi 44, chị bắt đầu mọi thứ từ đầu. Vì thiếu kinh nghiệm, sau trận mưa đá năm 2015 đã xóa sạch 2 năm lao động vất vả, thiệt hại gần 400.000 NDT (1,3 tỷ đồng).
"Tôi buồn 3 tháng, không đến hiện trường và muốn bỏ cuộc. Động lực khiến tôi đi tiếp, đang ở thời điểm khó khăn, vinh dự lọt vào danh sách của chương trình Nhân tài Truy Bácvà là doanh nghiệp duy nhất được chọn năm đó".
Sau khi suy đi nghĩ lại, chị quyết định 'ra khơi' lần 2 với nhiều kinh nghiệm và bài học. Năm 2017, nữ tiến sĩ xây dựng hệ thống kỹ thuật sinh thái vi sinh vật giun đất, bao gồm 2 xưởng nhân giống giun đất và mở rộng diện tích chăn nuôi lên 800m2.
Để phát triển thành công dung dịch dinh dưỡng thực vật enzyme hoạt tính sử dụng giun đất sống, chị Bình làm việc trong phòng thí nghiệm từ sáng đến đêm. Đồng thời, nữ doanh nhân cũng liên tục cập nhật kiến thức, thông tin liên quan và tham khảo ý kiến chuyên gia. Sau hàng nghìn thí nghiệm thất bại, cuối cùng chị phát triển thành công.
Chị Bình nhớ lại thời gian đầu, rất khó lấy lòng tin của nông dân sử dụng phân trùn quế trồng trọt. Họ không tin có thể trồng cây tốt, không cần bón phân. "Khi đó, tôi đã cho họ xem loại đất và bộ rễ của cây trồng thử nghiệm đã canh tác ở cánh đồng xung quanh cơ sở nghiên cứu".
Lấy được lòng tin của nông dân, sản phẩm sáng chế của chị Bình phổ biến hơn. Ngoài việc nhận được phản hồi tích cực, sau khi sử dụng phân trùn quế trong trồng trọt, nông dân cũng gửi nhiều nông sản đến nhà chị bày tỏ lòng biết ơn.
"Ngày lễ, tôi nhận được lượng lớn nông sản chuyển phát nhanh đến nhà. Một số thứ không rõ ai gửi, tôi chỉ biết họ học kỹ thuật trồng trọt của tôi hoặc sử dụng phân trùn quế có hiệu quả", chị Bình chia sẻ.
Nhận được sự tin tưởng và ủng hộ lớn của người nông dân, sản phẩm chị Bình sáng chế đem lại doanh thu cao. Ở tuổi 53, sau gần 10 năm khởi nghiệp chật vật, hiện tại chị thu về khoảng hơn 10 triệu NDT/năm (34 tỷ đồng). Nữ tiến sĩ dự kiến, doanh thu của sản phẩm tiếp tục tăng thời gian tới.
Khởi nghiệp vì muốn sống cho chính mình
Chia sẻ về con đường khởi nghiệp, nữ tiến sĩ than thở: "Đây là hành trình cô đơn, nuôi giun không phải lĩnh vực quen thuộc. Tôi gặp khó khăn vì không tìm được người bàn luận, nên phải dựa vào niềm tin của bản thân để khám phá".
May mắn sự thấu hiểu và ủng hộ của gia đình đã mang lại cho chị niềm an ủi. Nói về việc khởi nghiệp ở tuổi 44, chị Bình cho biết năm đó con gái vào đại học. "Đến lúc tôi được sống cho bản thân, nên sẽ làm điều mình muốn. Tôi tin đây cũng là cách dạy con tốt, lấy bản thân làm gương cho con, với thông điệp: Chỉ cần muốn điều gì cũng làm được".
Chia sẻ với truyền thông, con gái cựu giảng viên Đại học Nam Kinh cho biết: "Tôi ủng hộ vì biết đó là điều mẹ ấp ủ. Đây cũng là triết lý giáo dục mẹ luôn dạy tôi. Mẹ ủng hộ những gì tôi muốn thực hiện và ngược lại, vì đó là ước mơ chúng tôi".
Nếu như, trước đây nhiều người không đánh giá cao khi Pháp Nguyệt Bình từ bỏ công việc giảng viên đại học ổn định, để về quê làm nông. Đến nay, họ lắng nghe câu chuyện của chị bằng thái độ khác có sự thấu hiểu, thông cảm và ủng hộ nhiều hơn.
Theo Sohu, Baidu
Từ bỏ việc ở công ty nước ngoài, kỹ sư IT 20 năm dạy học trên xe lănTốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng nhưng 20 năm qua, anh Ngô Nguyễn Anh Vũ lại chọn nghiệp dạy học, viết tiếp ước mơ giảng đường cho không biết bao nhiêu thế hệ học trò.相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接