iPHone 5 (Ảnh minh họa) |
The nhậnrachủnhânnhờgiọngnósoi keo nauyo hồ sơ đề nghị cấp bằng sáng chế có tên “Thiết lập hồ sơ người dùng bằng cách xử lý giọng nói” mà Apple đệ trình lên Văn phòng Bản quyền sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ (U.S. Patent and Trademark Office), hệ thống của những chiếc iPhone trong tương lai sẽ có khả năng nhận diện giọng nói của chủ nhân sử dụng thiết bị đó. Sau khi nhận diện đúng giọng của chủ nhân, chiếc iPhone sẽ tự động kích hoạt những thiết lập (settings) đã được người dùng tùy chỉnh đồng thời “mở cửa” cho các khả năng truy cập vào những nội dung mang tính riêng tư (SMS, Email, ảnh…).
Một số hình thức đơn giản của ứng dụng kiểm soát bằng giọng nói mà Apple dự định sử dụng đã đang tồn tại trong một số thiết bị đề bàn hiện nay trên thế giới. Chúng được kết nối với một thư viện ngôn từ và cho phép người dùng sử dụng nhiều loại lệnh khác nhau để tương tác với thiết bị bằng cách nói to câu lệnh của mình.
Bản vẽ phác thảo sáng chế của Apple. |
Tuy nhiên, thư viện này có thể trở nên quá lớn và khiến cho khả năng xử lý giọng nói bị hạn chế nên giải pháp vẫn là khống chế câu lệnh trong một khoảng thời gian hay không gian nào đó. Apple dự định giải quyết vấn đề này bằng cách yêu cầu hệ thống nhận diện đúng giọng nói của chủ nhân. Chỉ sau khi đã nhận diện đúng chủ nhân thì những câu lệnh tiếp theo mới có thể thực hiện. Điều này giúp chiếc iPhone không bị “nhiễu, loạn” và nhận những âm thanh khác trong cùng môi trường nhưng không phải giọng nói của chủ nhân thiết bị.
Thêm vào đó, công nghệ của Apple còn có khả năng phiên dịch những cú pháp câu lệnh khá phức tạp như: “Gọi vào số di động của John” thông qua việc nhận diện các từ khóa quan trọng là “Gọi”; “số di động” và “John”.
Thậm chí cả câu lệnh rất dài và phức tạp như: “Tìm bài hát được xếp hạng 4 sao, được tôi ưa thích nhất và bổ sung vào danh sách bài hát đang phát” hay câu lệnh mang rất “chung chung và trừu tượng” như: “Chọn một bài hay hay để đưa vào danh sách nhạc của bữa tiệc”.