Chuyến thăm Bình Dương 2 ngày của đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Chămpasắc (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) vừa qua một lần nữa khẳng định phía Chămpasắc rất quan tâm đến sự hợp tác toàn diện giữa 2 bên trong thời gian tới. Phát biểu tại buổi tiếp đoàn,ìnhDươngvàChămpasắchợptácbềnvữtrận đấu west ham gặp fulham Bí thư Tỉnh ủy Mai Thế Trung, nói: “Hai tỉnh Bình Dương và Chămpasắc sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện, tăng cường các hoạt động trao đổi, giao lưu và học tập kinh nghiệm lẫn nhau trên các lĩnh vực. Hai bên sẽ phối hợp tốt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về các lĩnh vực y tế, văn hóa - xã hội, TDTT và công nghệ thông tin”. Đoàn đại biểu cấop cao Chămpasắc đến thăm Công ty Gốm sứ cao cấp Minh Long IHợp tác 2 tỉnh ngày càng khắng khít Nếu như cuối năm 2006, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Sơn và Tỉnh trưởng tỉnh Chămpasắc Sỏn Xay Sy Phăn Đon đã thay mặt chính quyền 2 tỉnh ký kết biên bản thỏa thuận về việc phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác đầu tư giữa 2 địa phương, thì đến nay sự hợp tác giữa 2 địa phương ngày càng thêm khắng khít. Trong 3 năm 2007-2009, hai tỉnh đã tiến hành đẩy mạnh các hoạt động hữu nghị và hợp tác đầu tư, nhất là việc lãnh đạo 2 tỉnh thường xuyên cử các đoàn đại biểu cấp cao sang thăm và làm việc để nhìn nhận lại quá trình ký kết hợp tác giữa 2 bên. Một trong những hiệu quả nhìn thấy rõ nhất trong sự hợp tác giữa 2 bên là dự án trồng 30.000 ha cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Chămpasắc của Công ty Cổ phần Cao su Dầu Tiếng Việt - Lào. Tính đến nay, dự án này cũng đã trồng được 4.600 ha. Trong năm 2010, Công ty Cổ phần Cao su Dầu Tiếng Việt - Lào sẽ trồng mới thêm 2.000 ha cao su. Ngoài việc phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực thì trong thời gian qua, Bình Dương cũng đã tài trợ cho tỉnh Chămpasắc số tiền trên 900.000 USD để tỉnh này xây dựng, sửa chữa và cải tạo một số hạng mục công trình phục vụ Đại hội TDTT quốc gia Lào năm 2008 và SEA Games 25 vừa qua, trong đó có công trình hồ bơi Olympic Chămpasắc và hệ thống nhà điều hành. Thực hiện thỏa thuận về trao đổi hợp tác và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực giữa 2 bên, tính đến nay Bình Dương cũng đã tiếp nhận và cấp học bổng cho 15 sinh viên của tỉnh Chămpasắc theo học ĐH về công nghệ thông tin tại Bình Dương. Ngược lại, trong 2 năm 2007-2008, phía tỉnh Chămpasắc cũng đã cấp 4 học bổng theo học tiếng Lào (mỗi khóa 9 tháng) tại trường Đại học Chămpasắc cho 3 cán bộ Công ty Cổ phần Cao su Dầu Tiếng Việt - Lào và 1 cán bộ trường Đại học Thủ Dầu Một. Ngoài ra, 2 bên còn thường xuyên tổ chức giao lưu văn hóa để tìm hiểu nét văn hóa của 2 bên nhằm tạo thêm mối quan hệ khắng khít. Tiếp tục hợp tác toàn diện Tại buổi tiếp đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Chămpasắc mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Mai Thế Trung mong muốn lãnh đạo tỉnh Chămpasắc tiếp tục tạo điều kiện cho Công ty Cổ phần Cao su Dầu Tiếng Việt - Lào phát huy hiệu quả đầu tư; tạo điều kiện cho Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương triển khai Dự án Tổ hợp dịch vụ Sân Golf - Villa và khách sạn tại 2 huyện Pakse và Phôn Thong. Bí thư Tỉnh ủy Mai Thế Trung cũng mong muốn lãnh đạo 2 tỉnh Bình Dương và Chămpasắc sẽ phối hợp khảo sát địa điểm, nguồn nguyên liệu để xúc tiến triển khai dự án khai thác nguyên liệu sản xuất gốm sứ, vật liệu xây dựng và khoáng sản kim loại tại tỉnh Chămpasắc. Bí thư Tỉnh ủy Chămpasắc, ngài Sú-kăn Ma-hả-lạt cũng đã hứa sẽ hỗ trợ để dự án trồng cao su phát huy hiệu quả. Ngài Sú-kăn Ma-hả-lạt đã đề nghị phía Bình Dương cần tổ chức tập huấn cho người dân Lào nắm vững những kiến thức về chăm sóc, bảo vệ vườn cây, nhất là khâu khai thác cao su. Ngài Sú-kăn Ma-hả-lạt đã tỏ lòng biết ơn phía Bình Dương đã hỗ trợ để Chămpasắc tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, đầu tư sửa chữa nhiều tuyến đường nông thôn. “Chúng tôi mong muốn qua chuyến thăm và làm việc tại Bình Dương lần này, 2 tỉnh sẽ tiếp tục hợp tác, phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực trong thời gian tới để tình đoàn kết hữu nghị hợp tác đặc biệt giữa 2 bên ngày càng thêm bền chặt”, ngài Sú-kăn Ma-hả-lạt nói. HỒ VĂN |