Khánh Thương là mọt bệnh nhân ung thư vú giai đoạn IV - giai đoạn cuối cùng -đã di căn vào xương và gan. Cô biết rằng thời gian của mình chỉ còn rất ít,ưgửiBộtrưởngcủamộtbệnhnhânungthưbảng xếp hạng bóng đá ecuadornhưng vẫn cố tìm mọi cách để nói lên nỗi lòng của những người cùng cảnh ngộ. Láthư này, Thương nhờ chuyển tới những nhà lãnh đạo ngành y tế, khi biết tin tỷ lệquỹ bảo hiểm cho phí điều trị của bệnh nhân ung thư từ 2015 sẽ giảm xuống, dùquỹ này vẫn đang thừa 20.000 tỷ.
Thương có lẽ sẽ không có cơ hội được "hưởng" từ quỹ bảo hiểm nữa, nhưng cônghĩ về những người đồng cảnh nghèo hơn, đang chịu đau đớn. Thưa Bộ trưởng, Những ngày cuối năm, hầu hết ai cũng tất tả, quay cuồng bận rộn với côngviệc, tiễn biệt năm cũ và chào đón một mốc thời gian mới. Với một vị bộ trưởngcủa một bộ “nóng” bậc nhất và nhiều việc bậc nhất thì tôi tin rằng, bộ trưởngcòn bận gấp trăm, gấp ngàn lần những người dân, công chức bình thường khác. Điều thôi thúc tôi viết những dòng chia sẻ với Bộ trưởng trong thời khắc bậnbịu này là vì tôi không biết mình còn bao nhiêu thời gian để ấp ủ và chờ đợi mộtcơ hội chín muồi. Những dòng chia sẻ này, tôi gọi nó bằng nhiều cái tên, chia sẻ giữa một phụnữ với một phụ nữ, giữa một công dân Việt Nam muốn báo cáo một vài điều với vịnữ Bộ trưởng của mình. Tôi không hiểu sao nhưng trong đầu tôi cứ luôn tự hỏi, không biết những ngườithân của quan chức Việt Nam và quan chức ngành y tế nói riêng có mắc phải ungthư hay không? Chắc chắn là họ có người thân mang trong mình căn bệnh giết ngườithuộc hàng số một bên cạnh tai nạn giao thông ở Việt Nam. Nhưng rồi tôi lại tự trả lời trong số họ hàng và hay chính bản thân quan chứcngành y tế mắc ung thư, phải chăng họ có đủ điều kiện tài chính, nhận thức đểtiếp cận với điều trị tốt nhất, thậm chí ra nước ngoài và có cơ hội chữa khỏicao nhất, tiếp cận với dịch vụ, thuốc chữa trị tốt nhất, được đối xử như một conngười nhân văn nhất, thương yêu nhất? Và vì thế mà họ không hiểu hết được những đau đớn khổ sở vô tận của ngườinghèo, những người yếu thế khi tiếp cận với các dịch vụ điều trị ung thư và sựquá tải ở các bệnh viện ung bướu nhà nước. Bộ trưởng biết chắc chắn rằng nước mình vẫn còn nghèo, một gia đình thu nhậpthấp hoặc trung bình mà có một người chẳng may mắc ung thư thì gia đình đó coinhư khánh kiệt hoặc bản thân người bệnh cũng tự nguyện đón nhận cái chết, từchối điều trị để giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tôi là một ví dụ trong số đó. khi tôi nhận chẩn đoán mắc ung thư giai đoạnIV, tôi đủ khả năng kiếm được 15-20 triệu mỗi tháng, nhưng số tiền tiết kiệmđược chắc chỉ đủ cho tôi điều trị, duy trì sự sống của mình nhiều lắm là 1, 2năm. Tôi đã từng tuyệt vọng có ý định tự tử để không là gánh nặng cho gia đìnhvà xã hội. Tôi tin là bộ trưởng đã vi hành đến các khoa ung bướu ở khắp đất nước và hiểuđiều tôi nói. Sự bất công trong tiếp cận điều trị ung thư, thăm khám y tế luônxảy ra ở nước nghèo, đang phát triển không chỉ ở Việt Nam. Nỗi đau và bi kịchxảy ra hàng giờ, hàng phút đặc biệt là bi đát và tăm tối với những người nghèo. Mới đây tôi lại nghe Vụ Bảo hiểm Y tế cho biết từ ngày 1-1-2015 sẽ có 28 loạithuốc đều là thuốc mới, đắt tiền, chi phí điều trị cho một người có thể lên đến1,2 tỉ đồng/năm. Và Bộ sẽ thay đổi phương thức chi trả cho bệnh nhân. Hướng mớilà giảm chi từ quỹ bảo hiểm xuống còn 30-50% tiền thuốc, thay vì 50-100% nhưtrước. Điều ấy có nghĩa rằng sẽ có hàng ngàn người đang dở dang điều trị sẽ chọn cáichết thay vì trả 1,3 triệu đồng cho một viên thuốc mỗi ngày để duy trì mạng sốngcho mình. Tuy nhiên mỗi ngày được sống thêm trên đời của con người nói chung và bệnhnhân ung thư là vô giá. Trong điều kiện Quỹ bảo hiểm y tế đã kết dư liên tục từnăm 2010 đến nay và hiện đang còn dư trên 20.000 tỉ đồng thì tại sao lại để bệnhnhân phải chọn cái chết và không tiếp cận được với điều trị? Thưa Bộ trưởng, Tôi vừa tham gia “Hội nghị ung thư thế giới” tổ chức tại Melbourne, bangVictoria của Australia. Nước mắt tôi cứ trực trào khi tham dự Hội nghị của cácnhà lãnh đạo về ung thư thế giới (World Cancer Leaders’ Summit). Đơn giản, vìtôi không thấy một bóng dáng lãnh đạo về ung thư nào của Việt Nam ngoài tôi, mộtbệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, lãnh đạo của một tổ chức chỉ có bề dày chưađầy 2 năm hoạt động và chưa có tư cách pháp nhân hoàn toàn độc lập. Tôi tiếc nuối vì những chính sách vĩ mô, những chiến lược nhằm giảm gánh nặngung thư đối với nền kinh tế, xã hội của cộng đồng ung thư thế giới không đếntrực tiếp được với những lãnh đạo ngành y tế, những chuyên gia chính sách, nhữngngười có thể tạo ra thay đổi lớn lao cho đất nước mình. Trong khi đó tỉ lệ mắc và chết vì ung thư ở nước mình thuộc hàng cao nhất thếgiới. Các chuyên gia kinh tế và ung thư cảnh báo rằng: nếu các quốc gia khôngđầu tư cho chiến lược, cho một hệ thống phòng chống ung thư trong vòng 10 nămtới thì 30 năm sau, nền kinh tế của chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt. Và tôi đã khóc trong một hội thảo khi nghe một vị diễn giả nói rằng: “Nếunhững người làm về ung thư như chúng ta có thể yêu thương bệnh nhân như ngườithân của mình, thì khi ấy, mới có những công bằng trong tiếp cận điều trị chomọi người dân ở các nước thu nhập thấp và đang phát triển”. Tôi luôn tự nói với mình rằng, nếu xã hội không có thách thức, không có nhữngkhó khăn thì không cần đến những con người có đam mê thay đổi, làm cho xã hộitốt đẹp hơn. Xã hội tốt đẹp rồi thì họ còn việc gì để làm? Tôi muốn được bộtrưởng lắng nghe và thấu hiểu. Vì tôi tin sâu xa của mọi thay đổi đến từ đây. Tôi mong bộ trưởng là người nghĩ cho dân, cho nước chứ không phải một vị bộtrưởng tư duy nhiệm kì, hay ít nhất bộ trưởng cũng có trái tim của một người phụnữ, một người vợ, một người mẹ. Năm 2014 là một năm khó khăn và thách thức củaBộ trưởng, tôi chúc Bộ trưởng giàu sức khỏe, niềm tin và nhiệt huyết để làm đượcnhiều hơn cho ngành y tế nói riêng và lĩnh vực ung thư nói riêng. Trân trọng, Khánh Thương (Theo Lao động) |