Khu di tích tưởng niệm Chiến khu Vĩnh Lợi: Niềm tự hào của người dân Tân Uyên_kết quả real valladolid

时间:2025-01-26 13:03:42 来源:Fabet

Khu di tích tưởng niệm truyền thốngChiến khu Vĩnh Lợi (CKVL) ở Vĩnh Tân,íchtưởngniệmChiếnkhuVĩnhLợiNiềmtựhàocủangườidânTânUyêkết quả real valladolid Tân Uyên được chính thức khởi công xâydựng với tổng kinh phí gần 78 tỷ đồng. Khó có thể nói hết niềm vui của các đồngchí lão thành cách mạng, cựu cán bộ kháng chiến, các nhân chứng lịch sử... đãtừng tham gia kháng chiến nơi này. Bởi ngoài ghi nhớ công ơn, đây là nơi đểgiáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Vĩnh Lợi - một thời hào hùng...

Vềtham dự khởi công xây dựng Khu di tích tưởng niệm CKVL, ngoài những đồng chílãnh đạo từ tỉnh đến huyện; còn có rất nhiều những đồng chí lão thành cáchmạng, cựu cán bộ kháng chiến, các nhân chứng lịch sử... Họ gặp nhau tay bắt mặtmừng, có người rơi nước mắt. Họ cùng ôn lại những kỷ niệm một thời cùng ăn ở,chiến đấu ở CKVL.

 Đội nữ pháo binh C4 huyện Châu Thànhvui mừng trong ngày khởi công Trongkhông khí trang trọng đó, ông Nguyễn Thành Phương, Chủ tịch UBND huyện đã cùngcác đại biểu ôn lại truyền thống hào hùng của CKVL xưa. Ông nói: “Đảng bộ,chính quyền và nhân dân Tân Uyên không thể nào quên những năm tháng chiến đấukiên cường, bất khuất của quân và dân CKVL. Di tích CKVL là một trong những địadanh lịch sử hào hùng của quân dân miền Đông Nam bộ nói chung và Tân Uyên nóiriêng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

VĩnhLợi xưa thuộc huyện Châu Thành, tổng Bình Điền, tỉnh Thủ Dầu Một (nay thuộc ấp3, xã Vĩnh Tân, Tân Uyên) là một vùng đất cao có rừng nổi tiếng. Khu căn cứ VĩnhLợi bao hàm hết xã Vĩnh Tân, một phần của 2 xã Tân Bình và Bình Mỹ. CKVL đượchình thành năm 1946, giữa 3 khu rừng lớn của xã Vĩnh Tân (rừng Cây Bông, rừngSở Tiểu và rừng Thầy Cai) rộng hơn 300 ha, được bao bọc bởi hai con suối làsuối Cái (suối cầu Thợ Ụt) và suối Vĩnh Lợi ở hướng Đông Nam; hướng Đông và Tâycó hai trục lộ giao thông chạy về hướng Bắc tạo sự liên thông với chiến khu Đ,chiến khu Thuận An Hòa. Với những cánh rừng tự nhiên trải dài hàng trăm ha và 2cánh đồng ruộng trải rộng theo hai con suối có nước quanh năm đã cung cấp lươngthực nuôi sống người dân Vĩnh Lợi bao đời đi theo kháng chiến, đi theo cáchmạng dù có thịt nát xương tan, lao tù đói khổ.

Vớivị trí tự nhiên đó, Vĩnh Lợi được chọn làm trung tâm của chiến khu đặt cơ quanlãnh đạo, chỉ đạo huyện và tỉnh; được mệnh danh là “Tỉnh lỵ kháng chiến”. Đâycũng là một trong những nơi tổ chức xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng,đã hình thành một lực lượng lớn gồm 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, du kích tậptrung và du kích xã, ấp. CKVL còn là hậu cần và là cầu nối liên hoàn từ các căncứ Thuận An Hòa (TX.Thuận An), Chiến khu Đ (Tân Uyên), Long Nguyên (Bến Cát)...

Trong2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, CKVL cùng với nhân dân huyện ChâuThành đã đóng góp nhiều sức người, sức của cho cách mạng và đã anh dũng hysinh, vượt qua khó khăn gian khổ, ác liệt của chiến trường. Vừa xây dựng, vừachiến đấu bảo vệ căn cứ; giữ vững và phát huy vai trò là căn cứ hậu cần, là bànđạp vững chắc trong kháng chiến đối với phong trào cách mạng ở địa phương. Quađó góp phần vào thắng lợi chung của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thốngnhất đất nước.

Chiến khu Vĩnh Lợi hôm nay

Hơn30 năm, chiến tranh đã lùi vào quá khứ nhưng những chiến tích của một thời bomđạn ác liệt vẫn còn in đậm trong tâm trí những người từng sống, chiến đấu trênvùng đất linh thiêng này. Biết bao lần giặc càn quét dã man, nhiều gia đình đãtan nhà nát cửa, nhiều nóc nhà đã được dựng lên rồi lại bị thiêu rụi nhiều lần.

Nhắcđến CKVL, hẳn ai đã từng sống và chiến đấu qua hai cuộc kháng chiến trường kỳtrên mảnh đất thân yêu này đều không thể nào quên những năm tháng kháng chiếnác liệt và gian khổ. Chỉ với diện tích 5km2, nhưng tại nơi đây, quân và dân tađã hứng chịu không biết bao nhiêu trận càn quét của địch. Ngày nay, CKVL làbiểu tượng, danh dự, là niềm tự hào của Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trangcủa huyện Tân Uyên nói riêng và Bình Dương nói chung.

Đểghi nhớ những đóng góp to lớn của CKVL, UBND huyện Tân Uyên đã tổ chức lễ khởicông xây dựng Khu di tích tưởng niệm truyền thống CKVL tại ấp 3, xã Vĩnh Tân.Ông Nguyễn Thành Phương khẳng định, đây là công trình có ý nghĩa quan trọng,thể hiện tấm lòng tri ân của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tân Uyên nóiriêng và Bình Dương nói chung đối với các anh hùng liệt sĩ, gia đình có côngcách mạng, các thế hệ cha ông đi trước đã có những đóng góp, hy sinh to lớn vìsự nghiệp giải phóng dân tộc.

Khicông trình Khu di tích tưởng niệm truyền thống CKVL được phát lệnh khởi côngxây dựng, khó có thể nói hết niềm vui mừng của các đồng chí lão thành cáchmạng, cựu cán bộ kháng chiến, các nhân chứng lịch sử...

ÔngPhan Văn Hiếu, Trưởng ban liên lạc những người kháng chiến cũ huyện Châu Thànhchia sẻ: “Với tôi, đây là sự bắt đầu để ghi chép lại những sự kiện lịch sử; quađó giáo dục cho thế hệ trẻ biết noi gương, giữ gìn những truyền thống tốt đẹpcủa cha ông, có như vậy CKVL mới mãi mãi trường tồn”.

Cònvới các cô thuộc Đội nữ pháo binh C4 huyện Châu Thành thì đây là niềm tự nào,sự ghi ơn đối với những người đã hy sinh máu xương của mình. Cô Nguyễn ThanhThủy, nguyên Đại đội phó chia sẻ: “Hôm nay, về tham dự lễ khởi công khó có thểnói hết niềm xúc động, bồi hồi của mỗi chúng tôi. Đây là niềm tự hào để chúngtôi có thể kể cho con cháu mình nghe về những năm kháng chiến ác liệt của vùngđất này”.

CKVLmột thời hào hùng để giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; giờ đây đangđược thế hệ trẻ viết tiếp bằng những trang sử của sự thay da đổi thịt pháttriển từng ngày.

THU THẢO  

Khu di tích tưởng niệm truyền thốngCKVL có tổng kinh phí gần 78 tỷ đồng, với nhiều hạng mục công trình thủy đài,nhà hội trường... Trong đó điểm nhấn là Tượng đài chiến thắng CKVL có chiều cao11,5m, nặng 800 tấn.

推荐内容