Xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà, ông Phí Thái Bình thoát tội_giải hạng nhất thụy điển

- Sáng nay,ửvụvỡđườngốngnướcsôngĐàôngPhíTháiBìnhthoáttộgiải hạng nhất thụy điển TAND TP Hà Nội đưa vụ vỡ đường ống nước sông Đà ra xét xử. Trong vụ án này, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Phí Thái Bình được thoát tội.

Bị cáo Hoàng Thế Trung (SN 1960, ở Hà Nội, nguyên GĐ Ban QLDA cấp nước Sông Đà) và 8 đồng phạm bị đưa ra xét xử về tội: “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo cáo trạng, dự án nước sạch Sông Đà - Hà Nội, do Tổng công ty Vinaconex làm chủ đầu tư và được triển khai xây dựng từ năm 2004 đến 2009 thì hoàn thành. Hệ thống đường ống cấp nước này đã được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng. Trong quá trình vận hành, khai thác hệ thống cấp nước Sông Đà, nhiều tuyến ống liên tục xảy ra sự cố nứt, vỡ. 

{keywords}
Các bị cáo tại tòa

Tiến hành giám định, Bộ Xây dựng kết luận, nguyên nhân là do chất lượng ống cốt sợi thủy tinh không đảm bảo yêu cầu thiết kế và độ bền đạt thời gian 50 năm. Từ tháng 2/2012 đến tháng 10/2016, tuyến ống của hệ thống cấp nước Sông Đà đã 18 lần bị vỡ với 23 cây ống composite cốt sợi thủy tinh.

Việc vỡ hệ thống đường ống nước sông Đà dẫn đến đơn vị khai thác, kinh doanh phải bỏ ra hơn 16,6 tỷ đồng để khắc phục hậu quả, khiến 177.000 hộ dân bị mất nước sinh hoạt trong 386 giờ với lưu lượng nước bị ngừng trệ lên tới hơn 1,7 triệu m3.

Các bị cáo đã ký 73 biên bản nghiệm thu, giai đoạn cung cấp ống và xác nhận hơn 5.000 sản phẩm ống, phụ kiện ống composite dùng trong dự án không đạt chất lượng.

Hủy bỏ khởi tố ông Phí Thái Bình

Quá trình điều tra vụ án, CQĐT đã quyết định khởi tố bị can về tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" đối với các thành viên HĐQT Vinaconex, giai đoạn 2003, 2004.

Các thành viên này gồm ông Phí Thái Bình (nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội); Nguyễn Văn Tuân (nguyên ủy viên HĐQT, Tổng giám đốc) và các ủy viên HĐQT là ông Hoàng Hợp Thương, Vũ Đình Chầm, Tô Ngọc Thành và 2 người có trách nhiệm tham mưu, đề xuất là ông Lại Văn Bích (GĐ Ban quản lý dự án) và Nguyễn Đức Lưu (Trưởng phòng Đầu tư, Tổng công ty Vinaconex).

Nhận được đề nghị phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can nêu trên, VKSND Tối cao đã yêu cầu CQĐT, Bộ Công an thu thập tài liệu chứng cứ để làm rõ căn cứ khởi tố bị can.

Sau đó, VKSND Tối cao cho rằng, hành vi của ông Phí Thái Bình và các thành viên HĐQT Vinaconex không đồng phạm với các bị can đã khởi tố nên hủy bỏ quyết định khởi tố bị can.

Theo cáo trạng, tài liệu điều tra đến nay chưa có căn cứ để xác định hành vi đề xuất, quyết định thay đổi vật liệu (từ ống gang dẻo sang composite cốt sợi thủy tinh) và giao cho công ty cổ phần ống sợi thủy tinh Vinaconex sản xuất, cung cấp cho dự án của ông Phí Thái Bình và các thành viên HĐQT Vinaconex, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc vỡ đường ống, nên không đủ yếu tố cấu thành tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngày 14/12/2017, VKSND Tối cao đã quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can đối với các ông Phí Thái Bình và các thành viên HĐQT Vinaconex.

Dự kiến, phiên tòa kéo dài đến ngày 15/3.

Vì sao ông Phí Thái Bình đến nay mới bị đề nghị khởi tố?

Vì sao ông Phí Thái Bình đến nay mới bị đề nghị khởi tố?

Vụ án xảy ra từ đầu năm 2012, nhiều người liên quan đã bị truy tố. Tại sao đến nay CQĐT mới ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phí Thái Bình?

Cúp C2
上一篇:Golfer Nguyễn Tiến Sỹ lên ngôi vô địch
下一篇:Tuấn Trần phản hồi chuyện 'đóng vai nhà nghèo mặc toàn hàng hiệu'