Ngoài cương vị là Giám đốc hãng viễn thông Pháp France Telecom tại Việt Nam,ậpdiệnmaiphụlịch thi đấu vòng loại world cup 2026 khu vực châu á Chủ tịch Công ty FCR Việt Nam thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh với VNPT về điện thoại cố định, ông Jean Pierre Achouche còn là trưởng tiểu nhóm Viễn thông (Nhóm Cơ sở hạ tầng, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam) được hai năm nay. Lúc này, ông đại diện cho lợi ích, quan tâm của các doanh nghiệp viễn thông quốc tế và có các cuộc gặp đa phương với quan chức Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các nội dung như việc thực hiện cam kết với WTO, tư vấn về xây dựng chính sách, thi tuyển cấp phép công nghệ di động thế hệ thứ 3 (3G). Nhưng cả ông và các thành viên trong nhóm đều không quên rằng, họ cũng là các đối thủ một mất một còn tại "đấu trường" Việt Nam.
Định vị và so găng
Điểm qua sơ sơ, cũng có đến chục hãng di động nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam. Chỉ ba trong số đó có hoạt động thông qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): Comvik (Millicom) - MobiFone (BCC này đã hết hạn); SK Telecom - S-Fone; Hutchison Telecom - HT Mobile. Mới nhất là Vimpelcom - Gtel Mobile, nhưng qua con đường góp vốn cổ phần với tỷ lệ cổ phần lớn nhất (40%) trong một công ty di động Việt Nam.
Không tiếp cận với công chúng Việt Nam một cách ồn ào, các hãng di động nước ngoài tập trung vào xây dựng mối quan hệ với khu vực doanh nghiệp và Chính phủ thông qua nhiều hoạt động. Tuy vậy, năm ngoái được xem là năm sôi động với việc Vodafone, DoCoMo mở văn phòng đại diện; SingTel thắt chặt quan hệ với doanh nghiệp nhà nước thông qua thỏa thuận hợp tác với Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); Chủ tịch, Tổng giám đốc Millicom, France Telecom... có các chuyến làm việc tại Việt Nam và trong lịch trình hoạt động không thể thiếu các cuộc tiếp xúc với quan chức Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Vào thời điểm mở văn phòng đại diện tại Hà Nội tháng Sáu năm ngoái, ông Arun Sarin, CEO Vodafone đã phát biểu rằng hãng này mới chỉ ở giai đoạn định vị tên tuổi trên thị trường Việt Nam. Việc hãng di động lớn nhất Nhật Bản NTT DoCoMo mở văn phòng tại Hà Nội năm ngoái cũng được coi là một sự kiện hướng ngoại đáng chú ý bởi hãng này trước đó mới chỉ đặt ba văn phòng đại diện ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Singapore.