100 triệu đầu tiên đến với hai hiệu trưởng “xin cơm” nuôi học trò_keobongda

时间:2025-01-21 02:05:04 来源:Fabet

Mới đây,ệuđầutiênđếnvớihaihiệutrưởngxincơmnuôihọctròkeobongdaVietNamNetđăng tải câu chuyện nhiều học sinh của bản Pa Tết (xã Huổi Lếch, Mường Nhé, Điện Biên) đi học ở trường cách 80km nên cuối tuần không thể về nhà. 2 ngôi trường miền núi không đủ kinh phí nuôi các em trong những ngày cuối tuần nên 2 hiệu trưởng đã cùng nhau viết thư “xin cơm” cho học trò.

Những việc làm xuất phát từ trái tim đã nhanh chóng chạm đến những trái tim, khi nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) đã quyết định hỗ trợ thầy trò vùng khó 100 triệu đồng ngay sau khi đọc được bài viết.

Tin nhắn của thầy Nguyễn Xuân Khang gửi tới hai thầy hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Huổi Lếch

Thầy Nguyễn Xuân Khang cho biết sau khi đọc được câu chuyện trên báo VietNamNet, thầy đã rất xúc động và muốn chia sẻ với sự thiếu thốn về vật chất của thầy trò vùng cao, cụ thể là 2 trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Huổi Lếch.

“Theo đề xuất hỗ trợ tiền ăn cho học sinh trong thư ngỏ của hai vị hiệu trưởng, tôi xin gửi tặng 100 triệu đồng để các thầy cô nuôi các con (75 học sinh) những ngày cuối tuần”.

Thầy Khang mong muốn với số tiền này, các thầy cô ở lại trường trông coi, chăm lo cho các con cũng sẽ ăn cùng với các con và không phải góp tiền túi của mình.

Đường đến trường của những học sinh nhỏ nơi đây.

Thầy Khang cũng đã liên hệ trực tiếp với 2 thầy hiệu trưởng để trao đổi về việc hỗ trợ và cho biết hiện đã chuyển số tiền hỗ trợ tới các thầy trò chứ không cần chờ đến ngày mai. Số tiền 100 triệu đồng sẽ được lãnh đạo 2 nhà trường thảo luận để bố trí phù hợp, lo đủ các bữa ăn cuối tuần cho thầy và trò từ nay đến hết năm học 2022-2023.

“Tôi đặt niềm tin vào các hiệu trưởng trong việc chăm sóc các con. Việc làm của các thầy đã chạm vào trái tim của tôi. Ở Hà Nội, tôi cố một tí thôi, nhưng vui nhất là có thể góp phần lo cho cuộc sống của 75 học trò nhỏ nơi miền núi cao. Hy vọng những việc làm từ trái tim đến trái tim sẽ giúp các con học sinh được no cái bụng, ấm cái thân”, thầy Khang tâm sự.

Một học sinh của bản Pa Tết bị ốm và muốn về nhà. Song vì nhà cách trường tới 80km nên đó không phải việc dễ dàng.

Nhận được hỗ trợ từ thầy Khang, thầy Vũ Quang Huy, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huổi Lếch, cho hay thầy trò đã rất xúc động.

“Khi biết tin, tôi đã khoe ngay với các học trò rằng từ nay, các em sẽ đỡ khổ phần nào. Các em rất vui”, thầy Huy nói.

Thầy Huy cho hay với số tiền này, có một ít dôi dư sau khi trừ tiền ăn, nhà trường đang tính sẽ sử dụng đễ hỗ trợ cho giáo viên tiền xăng xe để đưa học sinh về thăm nhà hoặc hỗ trợ phụ huynh lên trường thăm con.

Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng

Như VietNamNetđã đưa tin, năm học 2022-2023, có 38 học sinh lớp 3,4,5 của bản Pa Tết về học tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huổi Lếch. Tương tự, có 37 học sinh thuộc khối lớp 6,7,8,9 của bản này về học tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Huổi Lếch (xã Huổi Lếch.

Các em phải di chuyển 80km đường rừng để về học tập tại 2 trường ngôi trường này. 

Các ngày hành chính từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (đối với bậc tiểu học) và từ Thứ Hai đến Thứ Bảy (đối với bậc THCS), các em được hưởng chế độ bán trú theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP.

Tuy nhiên, cũng vì khoảng cách từ bản Pa Tết đến trường quá xa (80km) nên ngày nghỉ cuối tuần (Thứ Bảy và Chủ nhật đối với học sinh tiểu học; chiều Thứ Bảy và sáng, trưa Chủ nhật đối với học sinh bậc THCS), nên hầu hết các em không thể về nhà mà ở lại trường sinh hoạt.

Từ đây, vấn đề kinh phí nuôi các em những ngày cuối tuần, trường học vùng cao chẳng biết nhìn vào đâu.

Chia sẻ với VietNamNet, thầy Vũ Quang Huy, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huổi Lếch (xã Huổi Lếch, Mường Nhé, Điện Biên) tâm sự Bản Pa Tết quá xa nên các em đến trường nhập học từ đầu năm đến nay hầu như chưa được về thăm nhà.

"Các em nhớ bố mẹ, khóc nhiều lắm. Thấy các em nhớ nhà, nhớ bố mẹ, các thầy cô cũng thương các em lắm. Đến trường ở lại thì khi ốm đau cũng không được chăm sóc như ở nhà với bố mẹ. Vì vậy, cứ đến cuối tuần, các thầy cô phải đến làm công tác tư tưởng, động viên các em suốt. Nhưng có khi mình vào hỏi han, động viên các em lại làm xúc động và khóc hơn”.

Nhưng điều đặc biệt trăn trở của thầy Vũ Quang Huy là chế độ bán trú lại chỉ được hỗ trợ từ Thứ Hai đến Thứ Sáu.

"Vì thế, 2 ngày cuối tuần, gia đình không thể hỗ trợ, nhà trường rất vất vả nuôi các em vì thiếu kinh phí, trong khi đó điều kiện kinh tế của các thầy cô cũng rất khó khăn” - thầy Huy cho biết.

Thầy Huy cho hay hiện nay, nhà trường đang tạm phải lấy tổng số kinh phí được hỗ trợ cho 5 ngày trong tuần chia đều cho 7 ngày để tính toán bữa ăn cho các cháu. Tuy nhiên, phương án này không thể kéo dài bởi chia ra như vậy thì tiền ăn mỗi ngày, mỗi bữa của các em được ít quá, không đủ ăn và đảm bảo dinh dưỡng.

“Hiện nay, các thầy cô giáo đang phải chia đồ ăn của mình để các em ăn cùng” - thầy Huy kể.

Các học sinh đến học rồi ở lại tại trường, các thầy cô giờ đây như bố, như mẹ. Những ngày nghỉ giờ đây, các thầy cô lại phải cắt cử nhau để trông nom học sinh. 

“Trường chúng tôi có 27 cán bộ, giáo viên, nhân viên và tất cả mọi người, kể cả hiệu trưởng đều phải trông nom học sinh. Mỗi buổi các ngày nghỉ, chúng tôi phân công 2 giáo viên phụ trách. Cứ thế, luân phiên nhau đến hết tháng. Chỉ sợ các trò nhớ nhà, bỏ đi đâu mất thì các thầy cô lại khổ” - thầy Huy kể.

Dù cả 2 trường đều đã cố gắng dành những điều kiện tốt nhất để các em học sinh ở bản Pa Tết đỡ thiệt thòi, song vẫn không đủ kinh phí nuôi ngần đấy học sinh, nên thầy Vũ Quang Huy cùng thầy Nguyễn Văn Quynh - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Huổi Lếch, quyết định gửi thư ngỏ “xin cơm” cho các em.

Hai vị hiệu trưởng thấp thỏm hy vọng sẽ giúp đỡ được các em phần nào.

Học sinh 8 tuổi nhà xa 80km, hiệu trưởng 'xin cơm' nuôi cuối tuần

Học sinh 8 tuổi nhà xa 80km, hiệu trưởng 'xin cơm' nuôi cuối tuần

Nhiều học sinh bản Pa Tết (xã Huổi Lếch, Mường Nhé, Điện Biên) đi học ở trường cách 80km nên cuối tuần không thể về nhà. 2 ngôi trường miền núi không đủ kinh phí nên 2 hiệu trưởng viết thư xin cơm cho học trò.
推荐内容