Các chuyên gia tại tọa đàm |
Trẻ em dễ lâm vào trải nghiệm đau buồn khi sử dụng mạng xã hội
Trao đổi tại tọa đàm về bảo vệ thanh thiếu nhi trên môi trường mạng do TikTok Việt Nam,áođộngvấnnạntrẻbịxâmhạitrênmạngxãhộcúp liên đoàn anh Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông và Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững tổ chức ngày 28/2, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhận định với tỷ lệ sử dụng Internet tăng trưởng nhanh hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đang đối mặt với nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với vấn đề an toàn của trẻ em trên môi trường mạng.
“Hiện nay tỷ lệ người dùng Internet là trẻ em rất lớn, là những đối tượng chưa thành niên không có đủ hiểu biết về những rủi ro và tiêu cực của môi trường mạng, làm dấy lên nỗi lo về nguy cơ nhóm này trở thành mục tiêu xâm hại”, ông Nam nói.
Còn theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững, trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị tác động trong xã hội, đặc biệt trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Bà Linh dẫn thông tin từ một số nghiên cứu cho thấy, hơn 1/3 trong số người sử dụng Internet ở Việt Nam là người chưa thành niên và thanh niên, trong độ tuổi 15-24.
Phần lớn trẻ em tự học cách dùng Internet (68%) hoặc học từ bạn bè (17%), rất ít học từ cha mẹ mình (2%) hoặc nhà trường (11%).
Đáng lo ngại, cứ 1 trong 4 trẻ đã từng có trải nghiệm đau buồn khi sử dụng mạng xã hội và ước tính cứ 1 trong 3 trẻ là nạn nhân của bắt nạt trên mạng.
Cùng đó mỗi ngày có hàng trăm nghìn hình ảnh về xâm hại trẻ em được tung lên mạng.
“Đối với khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, hiện không tìm thấy số liệu chính thức, sẵn có về mức độ phổ biến và quy mô của xâm hại trẻ em trên mạng nhưng tại Việt Nam cũng rất đáng lo ngại”, bà Linh bày tỏ.