Dự lường các khó khăn
Phát biểu khai mạc,ắcphụckhókhănổnđịnhvàpháttriểnkinhtếbóng đá net Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, tháng 1-2023 có 2 kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán diễn ra, nên số ngày làm việc ít hơn, chỉ bằng 2/3 các tháng bình thường. Tình hình thế giới tháng 1 tiếp tục phức tạp, khó lường. Tuy vậy, trong tình hình đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm (thu ngân sách Nhà nước tháng 1 tăng 12,3% so với dự toán và 8,1% so với cùng kỳ; xuất siêu 3,6 tỷ đô la Mỹ; an ninh lương thực, an ninh năng lượng được bảo đảm; cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu). Thị trường tiền tệ, ngân hàng ổn định, sức ép điều hành tỷ giá, lãi suất tuy còn khó khăn nhưng giảm dần.
Lãnh đạo tỉnh và các sở ngành, huyện, thị, thành phố tham dự cuộc họp tại điểm cầu Bình Dương
Các ngành, lĩnh vực chủ yếu phát triển ổn định. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng, được mùa, được giá. Số lượng gia súc, gia cầm chủ yếu tăng so với cùng kỳ. Thủy sản đạt trên 593.000 tấn, tăng 0,2% so cùng kỳ. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm đầu tháng 1 tăng 0,2% so với cùng kỳ. Thương mại, dịch vụ sôi động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 20% so năm 2022 và tăng 34,2% so với 2019. Có trên 871.000 lượt khách du lịch quốc tế, tăng 23,3% so tháng trước và gấp 44,2 lần cùng kỳ. Vốn FDI đăng ký mới gấp 3,1 lần, cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam.
Ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Các ngành hoàn thành quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm đạt chất lượng cao nhất. Xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị và chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2023. |
Xác định nhiệm vụ của tháng 2 là rất lớn, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích, dự báo tình hình, nhất là những vấn đề mới nổi lên, các bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành, từ đó đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sát tình hình thực tế, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả cao để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đạt kết quả tốt nhất, đặc biệt là đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm. Hạn chế tối đa những tác động tiêu cực từ bên ngoài, phát huy tối đa mặt mạnh, làm được của năm 2022 và tháng 1-2023, khắc phục khó khăn, thách thức. Trên cơ sở đó thúc đẩy, cổ vũ toàn hệ thống các cơ quan hành pháp và cả hệ thống chính trị tập trung phát triển kinh tế - xã hội với tinh thần phục hồi nhanh, phát triển bền vững. Giải quyết những vấn đề ách tắc, vướng mắc, tháo gỡ những vấn đề mà doanh nghiệp, nhân dân đang gặp khó khăn; đặt nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.
Thị trường tiền tệ bước đầu có mức tăng trưởng tích cực, đến ngày 17-1 tín dụng tăng 0,65% so với cuối năm trước; bảo đảm thanh khoản của hệ thống ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán, rút tiền mặt của người dân, doanh nghiệp trước và trong dịp Tết Nguyên đán. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, trọng tâm chính sách để kiểm soát lạm phát không chỉ tập trung vào chính sách tiền tệ, mà phải đồng thời là cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Trong đó, chính sách tài khóa phải đóng vai trò quan trọng và quyết định. Ngoài ra, trước tình hình doanh nghiệp, sản xuất công nghiệp khó khăn, thiếu đơn hàng, cắt giảm lao động, lãi suất tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn trong thời gian vừa qua sẽ tác động đến sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế năm 2023. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh phải kịp thời nghiên cứu, bổ sung ngay các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Kết luận tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Chính phủ luôn sẵn tinh thần hành động. Sự quyết tâm của lãnh đạo Chính phủ đã thấy rõ, cả bộ máy cần vào cuộc quyết liệt, bắt tay ngay vào công việc. Từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần trở lại với “guồng quay công việc” sau kỳ nghỉ tết. Thứ nhất, nắm chắc tình hình thực tế, chủ trương, bám sát, cụ thể hóa kịp thời đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp để phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, nhất là trước các diễn biến của tình hình thế giới. Thứ hai, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, cũng không hoang mang, dao động, thiếu tự tin mà luôn chủ động bình tĩnh, linh hoạt, sáng suốt, không chuyển trạng thái đột ngột, điều hành “giật cục” và luôn cầu thị, lắng nghe, tháo gỡ các khó khăn, vượt qua các thách thức. Thứ ba, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phát huy đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, đề cao tinh thần gương mẫu và chủ động sáng tạo của người đứng đầu.
Chủ động ứng phó
Theo UBND tỉnh, trong tháng 1, sản xuất công nghiệp do trùng vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 nên chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước giảm 17,5% so với tháng trước và giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2022 (so với cùng kỳ: khai khoáng giảm 21,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 11,6%; sản xuất và phân phối điện giảm 4,5%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 5,6%).
Tỉnh chủ động chuẩn bị hàng hóa phục vụ tết đa dạng, phong phú, giá cả ổn định, không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, kiểm soát thị trường; đã xây dựng và thực hiện kế hoạch dự trữ hàng hóa phục vụ tết với 2.100 tỷ đồng, với các nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, xăng dầu, thuốc điều trị bệnh. Về đầu tư công, các chủ đầu tư đang tập trung thực hiện chiến dịch thi công và giải ngân vốn, quan tâm khắc phục hạn chế của năm 2022 và triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2023. Đến nay, kế hoạch đầu tư công năm 2022 giải ngân đạt 84% kế hoạch (cùng kỳ đạt 62,9% kế hoạch). Đầu tư nước ngoài tính đến ngày 15-1 thu hút được 780.000 đô la Mỹ (bằng 23% so với cùng kỳ), gồm 1 dự án mới (600.000 đô la Mỹ), 2 dự án góp vốn (180.000 đô la Mỹ).
UBND tỉnh khẩn trương triển khai các chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, HĐND tỉnh, kế hoạch của UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6-1-2023 của Chính phủ; tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh chỉ đạo các ngành nắm bắt, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực; đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án, dự án lớn, quan trọng, có tính lan tỏa cao, thúc đẩy tăng trưởng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội.
Tháng 1-2023, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của tỉnh đạt 24.964 tỷ đồng, tăng 5,4% so với tháng trước và tăng 14,1% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tháng 1 tăng 3% so với cùng kỳ, giá vàng tăng 2,3%, giá đô la Mỹ tăng 3,4%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,584 tỷ đô la Mỹ, giảm 6,7% so với tháng trước và giảm 25,3% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1,816 tỷ đô la Mỹ, giảm 9,1% so với tháng trước và giảm 13% so với cùng kỳ.(责任编辑:Cúp C1)