Những điều được tiên đoán từ một thế kỷ trước, liệu có đúng vào năm 2018 này?_bóng đá tỷ lệ
Trong những năm đầu thế kỷ 20,ữngđiềuđượctiênđoántừmộtthếkỷtrướcliệucóđúngvàonămnàbóng đá tỷ lệ khi các nước lớn chuẩn bị công nghệ cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, tiềm năng đem lại của điện là vô cùng lớn (có một nửa số hộ dân ở Hoa Kỳ được sử dụng điện vào năm 1925), cũng như nhân loại đã có những tiến bộ vượt bậc so với thời đại trước đó. Đây là những căn cứ khiến các nhà tương lai thời đó tiên đoán về cuộc sống của chúng ta ngày nay.
Trong thực tế, nhiều dự đoán ngày nay đã trở thành sự thật và thậm chí phát triển vượt xa, trong khi nhiều điều chúng ta vẫn đang cố gắng vươn tới. Cùng nhìn lại một thế kỷ qua, để thấy được công nghệ tiến bộ tác động mạnh mẽ đến đời sống của chúng ta như thế nào.
Đã hơn một thế kỷ trôi qua, những tiên đoán về tương lai của người quá khứ khiến chúng ta kinh ngạc. Ảnh: Wikimedia Commons.
Điện thoại trong tương lai
Vào một ngày của tháng 2 năm 1917, nhà phát minh Alexander Graham Bell đã mở một lớp học trong Trường dạy nghề McKinley, lớp học này giống như dạy học viên trở thành những nhà tiên tri.
“Thật thú vị khi nhìn về quá khứ và thấy mọi thứ thay đổi, chúng ta theo dõi sự đổi thay của sự vật từ quá khứ và bằng cách tương tự như vậy, ta có thể tiên đoán được tương lai. Khi chúng ta phân tích những tiến bộ của hiện tại, ta sẽ tiên đoán những điều xảy ra trong tương lai ở một mức độ chính xác cao hơn, và thấy được những lĩnh vực tiềm năng sẽ mở ra cho chúng ta,” ông Bell đã nói trong lớp học.
Năm 1876, ông đã phát minh ra một thiết bị mà ngày nay chúng ta gọi đó là điện thoại, sử dụng một đường dây để truyền tải âm thanh lời nói đi xa. Khi thiết bị này dần được phổ biến, khả năng truyền tiếng nói vượt không gian của nó là rất lớn.
Năm 1915, một hệ thống điện thoại được tạo ra cho phép một người ở Virginia nói chuyện với người khác ở Paris trong khi một người ở Hawaii vẫn nghe thấy được, khoảng cách này là 7.886 km và lập kỷ lục về giao tiếp ở khoảng cách lớn nhất vào lúc bấy giờ.
Nhà phát minh Alexander Graham Bell đang chuẩn bị thực hiện cuộc gọi điện thoại đầu tiên vào năm 1892. Ảnh: Library of Congress.
Khi chứng kiến sự việc, ông Bell đã vô cùng ngạc nhiên vì sự thay đổi nhanh lẹ của công nghệ mà ông phát minh ra. Lúc này, ông dự đoán rằng “thành tựu này chắc chắn rồi cũng sẽ tiến bộ đến mức, ta có thể nói chuyện được với một người nào đó ở bất kỳ đâu trên thế giới mà không cần đến hệ thống dây dẫn.”
“Ngoài ra, tôi nghĩ xa hơn người ta sẽ giao tiếp với nhau cũng bằng một công nghệ như vậy nhưng không cần một thiết bị cơ khí nào cầm trên tay.” Vào thời điểm nhà phát minh điện thoại qua đời, ở Hoa Kỳ có 11,7 triệu điện thoại bàn và đến năm 2000, con số đó đã tăng lên 103 triệu. Và những tiên đoán của ông Bell quả thật không sai.
Giao thông trong tương lai
Những người sống cách chúng ta một thế kỷ luôn bị ám ảnh mỗi khi cần đi đâu xa. Đến năm 1914, công ty Ford Motor đã phát triển dây chuyền lắp ráp xe đầu tiên, cho phép công ty này sản xuất ra đến 300.000 chiếc xe trong một năm. Với sự xuất hiện của những chiếc xe trên đường phố, những nhà tương lai học đã vẽ ra một tương lai với những chiếc xe.
Mọi người từ Miami cho đến Moscow đều sở hữu trong nhà một chiếc xe và có thể đi lại đến bất cứ đâu tùy thích. Điều này hiện tại đã không quá xa vời, 95% người dân Mỹ có sở hữu xe ô tô riêng, nhưng những chiếc xe được tưởng tượng trước đó trông hơi khác so với những chiếc xe vào thời chúng ta ngày nay.
Một tranh minh họa cho thấy “Xe hơi của tương lai” xuất bản trong một bài viết trên Tạp chí Scientific American.
Ngày 6 tháng 1 năm 1918, Thời báo Washington đã đăng lên trang nhất với bài viết “Phương tiện giao thông của ngày mai sẽ giống như một phòng ngủ biết đi.” Tác giả của bài báo đó mô tả rằng, chiếc xe sẽ chống được mưa nắng với cửa sổ làm bằng thủy tinh, ghế ngồi có thể di chuyển đến khắp nơi trong xe. Động cơ mạnh mẽ cùng hệ thống lái, phanh thắng và lò sưởi.
Thậm chí trong tương lai xa hơn, người ta sẽ thiết kế bàn điều khiển với đầy đủ các phím bấm và thay thế được hệ thống lái cơ khí. Hay có bản thiết kế tưởng tượng rằng xe chỉ cần ba bánh để chạy hoặc thân xe được đặt trên một quả cầu chứa đầy khí để giảm sốc khi đi trên đường.
Xa hơn thế, những nhà tiên đoán tương lai vào những năm 1900 đã bị mê hoặc bởi ý tưởng con người thống trị cả đường không và đường biển, không còn bị giới hại bởi mặt đất nữa. Họa sĩ Jean-Marc Côté người Pháp trong loạt tranh vẽ trên tem bưu thiếp đã cho thấy điều này, khi ông tự tin rằng vào năm 2000, chúng ta có thể ‘tuyển dụng’ những chú cá voi để đi lại trong lòng biển cả.
Xe buýt cá voi được họa sĩ Jean-Marc Côté tưởng tượng và vẽ ra. Ảnh: Wikimedia Commons.
Du lịch bằng đường hàng không cũng là một ý tưởng thống lĩnh trí tưởng tượng của họ. Anh em nhà Wright đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên vào năm 1903. Sự kiện trọng đại này đã thúc đẩy các nhà phát minh và những kỹ sư khác tiến hành thử nghiệm vô số các loạt máy bay trước khi Thế chiến thứ nhất xảy ra.
Côté đã nghĩ về tương lai với hầu hết các loại hình giao thông đều được lưu thông trong không trung. Dịch vụ taxi trên không, những tàu chiến biết bay, một nhân viên bưu điện với đôi cánh, các phương tiện giao thông công cộng cũng bay lượn thật dễ dàng. Ngày nay một số nghề như cứu hộ trên không đã trở nên quen thuộc với nhiều lực lượng không quân trên thế giới.
Các công nghệ khác như phương tiện bay cá nhân, giúp chúng ta có thể vừa bay lượn trên bầu trời vừa săn bắn hay chơi quần vợt, mặc dù vẫn chưa có vào ngày nay nhưng sắp sửa trong tương lai gần chúng ta sẽ được trải nghiệm nó khi những chiếc ba lô với động cơ phản lực đang được các nhà khoa học ấp ủ nghiên cứu.