TheệtNamchínhthứccóđềánquảnlýtiềnảkết quả giải thụy sĩo đó, đề án được xây dựng với mục tiêu nghiên cứu, nhận diện đầy đủ, chính xác bản chất của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo theo kinh nghiệm nước ngoài và thực tiễn Việt Nam; Mối quan hệ với tài sản thực, tiền thực; Vai trò của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và tác động của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo tới pháp luật. Rà soát, đánh giá thực trạng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo của Việt Nam, kinh nghiệm điều chỉnh của nước ngoài và tác động tới hệ thống pháp luật liên quan của Việt Nam nhằm nhận diện và xác định thái độ của cơ quan Nhà nước đối với các vấn đề pháp lý liên quan; Đề xuất các nhiệm vụ, công việc cụ thể và những định hướng để xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo nhằm đảm bảo tương ứng và các rủi ro liên quan để kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro này nhưng không được ảnh hưởng đến sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, đảm bảo bảo tính linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi trong sự phát triển không ngừng của CNTT, thương mại điện tử. Theo bản đề án vừa được duyệt, Thủ tướng Chính phủ đã phân công trách nhiệm, lộ trình thực hiện cho các Bộ, ngành liên quan để xử lý các vấn đề đặt ra. Cụ thể, Bộ Tư pháp sẽ chủ trì công tác rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam để tập hợp các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn đối với các vấn đề liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo và nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế liên quan. Đồng thời, tổ chức các hội thảo, tọa đàm để nhận diện, làm rõ vai trò của tài sản ảo, tiền ảo và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 8/2018. |