Vào ngày thứ 6 vừa qua,ịbuộctộiđộcquyềntrêlịch thi đấu ngoại hạng scotland Google đã đề nghị tòa án bác đơn kiện tập thể của 2 người dùng smartphone. Họ buộc tội Google thiếu công bằng khi cấp phép Android cho các nhà sản xuất như LG.
Quá trình cấp phép hiện nay, theo bên nguyên đơn, là không công bằng với những đối thủ của Google trong lĩnh vực tìm kiếm và các dịch vụ khác. Google cho rằng tòa nên bác đơn kiện này bởi các nhà sản xuất smartphone có thể tự do sử dụng Android trên thiết bị của họ mà không cần cài các ứng dụng của Google. Suy cho cùng, Android vẫn là một hệ điều hành mở.
Trong vụ kiện tập thể trên, Google bị cáo buộc đã ép các nhà sản xuất sử dụng dịch vụ tìm kiếm của mình trên điện thoại Android. Nguyên đơn cho rằng Google đã lợi dụng tâm lý của người dùng không muốn thay đổi cài đặt dịch vụ tìm kiếm mặc định trên điện thoại.
Google phản pháo rằng hãng có cho phép các hãng di động cài phần mềm cạnh tranh lên máy, hơn nữa người dùng Android cũng có thể tự mình tùy biến thiết bị.
Nhờ vậy, thực chất Google đang khuyến khích cạnh tranh. Tuy nhiên, hành động này của Google lại bị coi là đang ép người tiêu dùng chi thêm tiền ngoài giá mua máy – điều được bị đơn cho là không có bằng chứng nào hỗ trợ.
"Google muốn biến mình thành dịch vụ tìm kiếm mặc định bởi như vậy sẽ khiến hãng kiếm được nhiều tiền hơn từ các mục quảng cáo khi tìm kiếm, vốn đem lại hàng tỉ tỉ USD vào lợi nhuận hàng năm của Google", nguyên đơn khẳng định.
Đây không phải là lần đầu tiên Google gặp phải các vấn đề độc quyền, thậm chí tại châu Âu hãng đang phải đàm phán với các cơ quan quản lý. Trong khi đó tại Mỹ, Google cũng nhận được những lời than phiền từ các công ty như Microsoft. Theo đó, tại các kết quả tìm kiếm, Google đã tự cho điểm dịch vụ của mình cao hơn điểm số từ các đối thủ.
Theo VnReView