- Quy định về việc bảo lãnh ngân hàng đối với việc mua bán nhà hình thành trong tương lai đã có hiệu lực từ nhiều năm. Tuy nhiên,ôngbảolãnhngânhàngdânnghèocóngàymấttrắsoi keo truc tuyen thực tế rất ít chủ đầu tư thực hiện. Điều này đẩy khách hàng vào thế rủi ro mất trắng, trong tình huống xấu.
Hoa hậu lao vào địa ốc, đời không như mơ
Tháp chọc trời Hà Nội dính vòng siết nợ, mịt mù ngày về đích
Doanh nghiệp có hàng chục cách lách luật
Điều 56, Luật Kinh doanh Bất động sản (BĐS) năm 2014, quy định: Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh… Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết và bên mua, bên thuê mua có yêu cầu, thì bên bảo lãnh có trách nhiệm hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng, theo hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở và hợp đồng bảo lãnh đã ký kết.
Rất ít chủ đầu tư thực hiện bảo lãnh vì phát sinh chi phí bảo lãnh 1 - 2% |
Quy định này từng được kỳ vọng như một bước đột phá, giúp thị trường bất động sản phát triển minh bạch, bền vững và bảo vệ được quyền lợi của người mua nhà. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thực tế rất ít chủ đầu tư thực hiện điều này. Một trong những nguyên nhân là do phát sinh chi phí bảo lãnh 1 - 2%, trên tổng vốn đầu tư dự án.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho biết: “Theo tôi thấy, các quy định về việc bán nhà hình thành trong tương lai vẫn chưa được chặt chẽ lắm. Nhiều doanh nghiệp họ tìm cách lách luật được và có hàng chục cách lách luật. Hầu như không có doanh nghiệp nào thực hiện đúng việc bảo lãnh với ngân hàng.
Theo ông Đực, đúng ra việc bảo lãnh ngân hàng này có cơ quan giám sát, nhưng thực tế là “vỡ” hết. Theo nguyên tắc doanh nghiệp phải thi công xong móng, được Sở Xây dựng nghiệm thu móng, mới được phép bán và lúc đó mới có một ngân hàng đứng ra bảo lãnh chuyện mua bán này. Đó là mơ ước của Bộ Xây dựng, với mong muốn không có sự lừa đảo, không còn việc doanh nghiệp thu tiền của người mua nhà rồi bỏ rơi họ.
“Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều dự án chưa có giấy phép xây dựng, chưa thi công xong móng người ta đã đăng quảng cáo bán rồi. Người ta có thể bán với nhiều hình thức khác nhau như hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng góp vốn… Đợi tới khi có đủ điều kiện thì họ mới chuyển sang hợp đồng mua bán. Lúc đó, có khi khách hàng đã phải nộp 30-50% giá trị căn hộ rồi. Do đó, tình hình mua bán căn hộ hiện nay rất phức tạp, không đúng theo luật như chúng ta mong ước”, ông Đực chia sẻ.
Về chi phí bảo lãnh, ông Đực cho biết, chi phí này do ngân hàng và chủ đầu tư tự thỏa thuận với nhau. Con số thường không được công khai, chỉ doanh nghiệp và ngân hàng biết. Thực tế không có một giá cố định nào cho việc này, tùy theo ngân hàng, tùy theo năng lực và uy tín của doanh nghiệp, mà hai bên sẽ thỏa thuận với nhau.
Ngân hàng và chủ đầu tư “du di” trong việc bảo lãnh
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, từ khi có Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 tới nay, không còn tình trạng chủ đầu tư “chạy làng” như như những năm trước. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện quy định về bảo lãnh ngân hàng vẫn còn “du di” nhiều.
Theo ông Châu, việc quản lý việc thực hiện bảo lãnh này do Sở Xây dựng giám sát, quản lý. Để Sở Xây dựng có văn bản đồng ý cho chủ đầu tư bán nhà hình thành trong tương lai thì cơ quan này phải kiểm tra nhiều thứ.
Thứ nhất là dự án phải có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thứ 2 là phải có giấy phép xây dựng. Thứ 3 là phải có bảo lãnh ngân hàng. Thứ 4 là phải kiểm tra vấn đề thế chấp và giải chấp. Nếu chưa giải chấp thì phải có văn bản đồng ý của ngân hàng nhận thế chấp. Thứ 5 là phải xây dựng móng (nếu là nhà chung cư) và phải xây dựng xong cơ sở hạ tầng (đối với dự án bán nền).
Khi Sở Xây dựng kiểm tra mà dự án có đủ hết các yếu tố trên, thì họ mới cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện huy động vốn. Như vậy, việc thực hiện bảo lãnh là một trong những yếu tố bắt buộc phải có để chủ đầu tư được phép bán nhà hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng và nghiêm chỉnh hợp đồng bảo lãnh thì sẽ có chuyện tiếp theo là phải có tài sản thế chấp. Trong khi đó, thực tế hầu hết chủ đầu tư đã phải vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án và ngân hàng đã nhận thế chấp dự án rồi.
“Vì vậy, các ngân hàng thực hiện việc bảo lãnh hầu như chỉ bảo lãnh cho các dự án đã thế chấp tại ngân hàng của họ và đã được giải chấp. Còn dự án đang thế chấp chỉ được bán cho khách hàng với điều kiện ngân hàng được thế chấp đồng ý và chủ đầu tư phải thông báo cho khách hàng biết về việc này, nếu khách hàng đồng ý thì mua”, ông Châu cho biết.
Mạnh Đức - Quốc Tuấn
Các địa điểm ăn chơi của giới trẻ, đang mọc như nấm, trên sân thượng các tòa nhà trung tâm Sài Gòn. Điều này cũng đặt ra vấn đề mới, cho cơ quan chức năng, trong việc đảm bảo an toàn, tránh tình trạng cơi nới trái phép.