Reuters đưa tin Google đã đình chỉ một số hạng mục hợp tác với Huawei. TheịGooglequaylưngđiệnthoạiHuaweinhìnđâucũngthấycửatửkèo nhà cái 88o đó, nhà sản xuất smartphone Trung Quốc sẽ phải bàn giao tất cả sản phẩm phần cứng, phần mềm có liên quan tới Google. Điều này đồng nghĩa với việc nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới sẽ chỉ có thể cài đặt bản Android do chính hãng này xây dựng dựa trên dự án mã nguồn mở AOSP. Tuy nhiên, nó sẽ không hỗ trợ Google Play, Gmail, YouTube hay các dịch vụ khác từ Google. Biện pháp khác là phát triển nền tảng hệ điều hành hoàn toàn mới. Tuy nhiên, cả 2 cách trên đều khiến Huawei phải đối mặt với tương lai đầy u ám. Cái chết của những nền tảng Android "nửa mùa" Tháng 3/2014, Nokia ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên chạy hệ điều hành Android với tên gọi Nokia X. Tuy nhiên, trên thiết bị này Nokia đã loại bỏ gần như tất cả các ứng dụng của Google và thay thế bằng dịch vụ từ Microsoft.
Hàng loạt ứng dụng như Gmail, YouTube, Google Maps hay kho ứng dụng Google Play đều không có mặt trên Nokia X. Thay vào đó, máy được cài đặt sẵn Skype, OneDrive, Here Maps và sử dụng Bing làm công cụ tìm kiếm chính. Giao diện sử dụng của Nokia X cũng được tùy biến theo phong cách giống với những chiếc điện thoại Windows Phone. Tuy nhiên, chiếc điện thoại này đã bị Nokia tùy biến sâu đến mức người dùng cơ bản khó có thể cài đặt các ứng dụng Android cần thiết lên máy. Điều này đã khiến Nokia X trở thành một chiếc smartphone "kém thông minh". "Nokia đã cố gắng kết hợp cả Android và Windows Phone. Tuy nhiên, những trải nghiệm trên chiếc điện thoại này không thực sự tốt", Ramon Llamas, nhà nghiên cứu tại IDC nhận định. Ramon Llamas cũng cho biết thêm, doanh số của thiết bị này không đạt được như kỳ vọng. Đến tháng 7/2017, Stephen Elop, trưởng bộ phận sản xuất thiết bị di động của Microsoft, tuyên bố khai tử dự án sản xuất Nokia X. Điều tương tự cũng xảy ra với chiếc Fire Phone của Amazon. Máy ra mắt vào tháng 7/2014, được kỳ vọng sẽ trở thành đối thủ xứng tầm với iPhone của Apple và dòng Galaxy của Samsung. Tuy nhiên, sản phẩm này chỉ nhận lại được sự thờ ơ từ phía người dùng. Thậm chí, đến tháng 10/2017, hãng vẫn còn một số lượng lớn Fire Phone tồn kho với tổng trị giá gần 83 triệu USD. Theo Time, bên cạnh giá bán cao, sự nghèo nàn của kho ứng dụng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại của Fire Phone. Cửa hàng số của Amazon lúc này có khoảng 240.000 ứng dụng, con số khá khiêm tốn so với hơn 1 triệu của Google Play khi đó.
Hơn nữa, Amazon Store thiếu hẳn các ứng dụng phổ biến của Google như Gmail, YouTube hay Google Maps. Điều này đã khiến nhiều người dùng không hài lòng vì đó là các ứng dụng hầu như ai cũng dùng. Trên thực tế, smartphone của Huawei tại thị trường Trung Quốc cũng không có sự xuất hiện của các dịch vụ của Google như Gmail hay YouTube, do gã khổng lồ tìm kiếm Mỹ đã bị cấm tại quốc gia này từ lâu. Ở đây, các nhà phát triển phần mềm đã có sẵn nhiều công cụ thay thế như phần mềm xem video trực tuyến Youku thay cho YouTube, công cụ tìm kiếm Baidu thay cho Google Search. Tuy nhiên, với thị trường quốc tế, hãng sẽ không thể tích hợp những dịch vụ trên và trải nghiệm sử dụng smartphone Huawei khi đó sẽ thua kém hẳn khi so với những hãng làm điện thoại Android khác. Hệ điều hành mới dễ chết yểu vì thiếu ứng dụng Bên cạnh iOS và Android, thị trường di động từng có sự xuất hiện của rất nhiều hệ điều hành như Tizen, Blackberry OS, Windows Mobile, Sailfish OS (tiền thân là MeeGo). Tuy nhiên hiện tại, 2 nền tảng Android và iOS gần như "nuốt trọn" thị tường hệ điều hành trên smartphone. Đầu tháng 1, Microsoft cho biết hãng chuẩn bị khai tử nền tảng Windows Phone với phiên bản cuối cùng là Windows 10 Mobile 1070. Thậm chí, công ty còn đưa ra lời khuyên với người dùng nên chuyển qua sử dụng iPhone hoặc smartphone Android.
Ngay cả nền tảng Tizen từng được Samsung ưu ái phát triển hiện cũng đang dần đi vào quên lãng. Trong suốt năm 2018, gã khổng lồ Hàn Quốc không ra mắt bất cứ sản phẩm nào chạy hệ điều hành Tizen. Chiếc smartphone mới nhất chạy nền tảng này là Samsung Z4 ra mắt vào tháng 6/2017. Đây là một mẫu di động giá rẻ, cấu hình trung bình và chỉ được bán giới hạn tại một số thị trường như Ấn Độ. Theo số liệu từ IDC, tính đến hết quý IV/2018, Android chiếm 81,8% thị phần hệ điều hành trên smartphone, trong khi đó iOS chiếm gần 18,2% thị phần. Các nền tảng còn lại hiện chỉ chiếm dưới 0,1% thị phần. Trang AndroidCentral nhận định điểm yếu của những nền tảng trên không nằm ở bản thân của hệ điều hành hay tính ổn định mà do sự thiếu hụt về ứng dụng, phần mềm. Theo Statista, tính đến hết quý I/2019, Google Play có hơn 2,1 triệu ứng dụng. App Store của Apple đạt khoảng 1,8 triệu ứng dụng. Số lượng phần mềm khổng lồ này hoàn toàn có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu sử dụng của người dùng.
Trong khi đó, nếu phát triển hệ điều hành riêng, Huawei sẽ rất khó khăn trong việc thuyết phục người dùng sử dụng một nền tảng hoàn toàn mới và thiếu thốn về phần mềm. Ngay cả việc một hệ điều hành bên thứ ba hỗ trợ chạy ứng dụng Android cũng không phải là giải pháp hữu hiệu, Blackberry OS hay Windows Phone là những cái tên thể hiện rõ nhất về sai lầm này. Trên phiên bản Windows 10 Mobile và BlackBerry 10, Microsoft và BlackBerry đã cho phép người dùng cài đặt phần mềm Android để mở rộng kho ứng dụng. Tuy nhiên, việc các phần mềm hoạt động thiếu ổn định, thường xuyên gặp tình trạng lỗi, gây xung đột hệ thống lại khiến trải nghiệm sử dụng chúng trở nên tồi tệ hơn. Huawei nói gì?"Huawei sẽ tiếp tục cung cấp các bản cập nhật bảo mật và dịch vụ hậu mãi cho tất cả các thiết bị smartphone và tablet của Huawei và Honor, bao gồm cả những thiết bị đã được bán và còn tồn kho trên toàn cầu (tất cả các thiết bị đã được xuất xưởng). Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng một hệ sinh thái phần mềm an toàn và bền vững, nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho tất cả người dùng trên toàn cầu" - trích nội dung thông cáo Huawei gửi đến báo chí và người dùng sau khi Google tuyên bố đình chỉ một số hạng mục hợp tác với Huawei. |