50 năm Hiệp định Paris_kèo nhà cái chuẩn

Nhận Định Bóng Đá2025-01-13 17:12:00292

Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Bộ trưởng Xuân Thủy dẫn đầu,ămHiệpđịkèo nhà cái chuẩn tham dự "Hội nghị về hòa bình tại Việt Nam" ở Paris ngày 13/5/1968,.

Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết tại Pháp. Nửa thế kỷ sau, không chỉ người dân Việt Nam và nhiều bạn bè quốc tế vẫn còn lưu lại những ấn tượng sâu sắc về sự kiện lịch sử này.

Hàng loạt lễ kỷ niệm lớn nhỏ, rất nhiều buổi hội thảo, tọa đàm, triển lãm, chiếu phim và cả những chuyến viếng thăm lại các khu di tích từng ghi dấu ấn, hoặc gắn bó với Hiệp định hòa bình Paris…

Không chỉ ở Pháp, ở Mỹ mà còn nhiều nơi khác trên thế giới, bạn bè quốc tế vẫn luôn nhớ và đánh giá cao ý nghĩa lịch sử của sự kiện này.

Pháp là nơi diễn ra nhiều sự kiện kỷ niệm Hiệp định hòa bình Paris nhất, bởi vì đất nước này đã chứng kiến cả một quá trình đàm phán được cho là dài nhất thế kỷ 20.

Từ đầu tháng Một, các hoạt động kỷ niệm đã được tổ chức ở Verrières-le-Buisson và Choisy-le-Roi, hai thành phố ở ngoại ô Paris, nơi từng đón tiếp phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam do bà Nguyễn Thị Bình làm trưởng đoàn, và đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do cố vấn Lê Đức Thọ và đồng chí Xuân Thủy làm trưởng đoàn.

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cũng đã tổ chức buổi tọa đàm và lễ kỷ niệm trọng thể sự kiện lịch sử này với sự tham dự của đông đảo bà con kiều bào và bạn bè Pháp.

Tự hào về những gì thành phố Verrières-le-Buisson đã làm, thị trưởng François Guy Trébulle khẳng định: "Việc bà Bình và phái đoàn Việt Nam chọn Verrières để ở trong thời gian đàm phán đã khiến thành phố của chúng tôi trở thành bến bờ bình yên."

Còn thị trưởng Choisy-le-Roi, ông Tonino Panetta nhấn mạnh: "Ngày ký kết Hiệp định Paris là ngày trọng đại với Việt Nam và với cả Mỹ vì cho phép chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đây cũng là sự kiện trọng đại với Choisy-le-Roi vì xét về một khía cạnh nào đó thì việc đón tiếp phái đoàn Việt Nam tại thành phố này cũng đã giúp thúc đẩy tiến trình đàm phán đi đến thành công."

Trong các buổi gặp gỡ, hội thảo, các nhân chứng, dù tuổi cao, sức yếu, vẫn hào hứng kể lại những ký ức của họ về những tháng ngày sôi động đó.

Theo nhìn nhận của các học giả, Hiệp định không chỉ là chiến thắng về chính trị quân sự mà còn là một thành tựu về ngoại giao của Việt Nam, thể hiện tình đoàn kết hữu nghị của bạn bè và nhân dân toàn thế giới đối với Việt Nam.

Phát biểu trong lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký kết Hiệp định Paris do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức, Thượng nghị sỹ Pierre Laurent, đại diện Thượng viện và Đảng cộng sản Pháp (PCF) đã nhắc lại những kỷ niệm về tình đoàn kết và sự giúp đỡ vô tư, chí tình của những người bạn cộng sản Pháp trong suốt tiến trình đàm phán hòa bình từ năm 1968 đến 1973.

Thượng nghị sỹ Pierre Laurent nhấn mạnh: "Trong suốt 5 năm đó, mối quan hệ giữa những người cộng sản Pháp và Việt Nam luôn bền chặt và được duy trì đến tận ngày nay."

Còn Tham tán công sứ Đại sứ quán Lào tại Pháp Asoka Rasphone cũng cho rằng Hiệp định không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam mà cả khu vực Đông Dương trong đó có Lào và Campuchia, khi góp phần đem lại hòa bình lâu dài cho nhân dân cả ba nước.

Không chỉ tại Pháp, sự kiện 50 năm Hiệp định hòa bình Paris còn được nhớ đến tại Mỹ, nơi cho đến tận bây giờ, rất nhiều người dân vẫn phản đối việc nước này tham chiến tại Việt Nam.

Ngày 25/1/1969, cuộc đàm phán về Hiệp định Paris chính thức bắt đầu. Trong ảnh: Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam do ông Trần Bửu Kiếm làm trưởng đoàn, bà Nguyễn Thị Bình và ông Trần Hoài Nam làm Phó trưởng đoàn, dự Hội nghị 4 bên Mỹ - Việt Nam Cộng hòa - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Tiến sỹ Andrew Wells-Dang, chuyên gia cao cấp về Việt Nam tại Trung tâm châu Á thuộc Viện Hòa bình Mỹ, cho rằng nhìn lại Hiệp định Paris 1973, người dân Mỹ nhớ đến tầm quan trọng của hiệp định trong việc đưa các binh sỹ Mỹ đang tham chiến ở Việt Nam về nước, trao trả tù binh chiến tranh và gián tiếp dẫn đến việc chấm dứt chế độ quân dịch ở Mỹ.

Vào đầu những năm 1970, đa số người Mỹ, trong đó có nhiều quân nhân và cựu chiến binh, tin rằng chiến tranh Việt Nam là sai lầm và Mỹ nên đàm phán để đạt được một thỏa thuận hòa bình.

Cựu chiến binh Botz László, người Hungary, là một trong những thành viên của nhóm công tác đầu tiên thuộc phái đoàn Hungary tham gia Ủy ban Kiểm soát và Giám sát quốc tế (ICCS), còn gọi là Ủy ban 4 bên, có nhiệm vụ giám sát việc thực thi Hiệp định Paris tại Việt Nam.

Ông cho biết ngày đầu tiên đến Hà Nội, 26/1/1973, ông đặc biệt ấn tượng với những gương mặt rạng rỡ của người dân Hà Nội, mặc dù họ vừa trải qua mất mát và đau thương do những đợt rải thảm bom B-52 quả không quân Mỹ.

Ông cảm nhận được ở những người dân Việt Nam niềm tin vào hòa bình đang đến. “Cảm xúc khi lần đầu tiên đặt chân tới Hà Nội đúng 50 năm trước đã theo tôi suốt cuộc đời. Đó là tình yêu từ cái nhìn đầu tiên của tôi với đất nước, với con người Việt Nam," đó là điều ông đã chia sẻ với phóng viên TTXVN trong lần gặp mới đây.

Ngày 23/1/1973, Cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Henry Kissinger đặt bút ký tắt, phê chuẩn bản Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tại Paris (Pháp).

Nhận định về tính thời đại của Hiệp định hòa bình Paris, các học giả Nhật Bản cho rằng thắng lợi của Việt Nam không còn trong khuôn khổ nước này nữa mà mang tầm thế giới.

Ông Toshikazu Maru, thành viên Ủy ban Hòa bình tỉnh Kanagawa (Nhật Bản), cho rằng người dân Việt Nam thời điểm đó đã luôn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của đông đảo lực lượng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, trong đó có Nhật Bản.

Yếu tố cốt lõi của Hiệp định Paris chính là nhân dân Việt Nam đã giành lại quyền tự quyết đối với vận mệnh của dân tộc mình, qua đó lan tỏa tinh thần này trên khắp thế giới. Từ khía cạnh này có thể thấy thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã đi vào lịch sử thế giới.

Cùng quan điểm này, ông Ryokichi Motoyoshi, nguyên Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Nhật-Việt cho biết, sau khi thông tin về Hiệp định Paris được ký kết, không chỉ người dân yêu chuộng hòa bình ở Nhật Bản mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới cũng bày tỏ sự lạc quan về một nền hòa bình sẽ sớm được lập lại ở quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé nhưng kiên cường đấu tranh vì độc lập tự do.

Hiệp định Paris là minh chứng rõ nét của chân lý “phi nghĩa không thể thắng được chính nghĩa," góp phần củng cố niềm tin của nhân dân yêu hòa bình trên khắp thế giới và là động lực để các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do.

Nhìn lại cuộc chiến, nhớ lại Hiệp định Paris, chúng ta càng thêm trân trọng hòa bình và sẵn sàng hy sinh tất cả để gìn giữ hòa bình. Để làm được điều này, thế hệ trẻ ngày nay sẽ phải trở thành cầu nối giữa quá khứ và tương lai, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới./.

TheoTTXVN

本文地址:http://pro.rgbet01.com/news/502e299385.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Ly hôn đâu phải là cái tội

Tuổi trẻ Thuận An cùng hành động

Để giáo dục, văn hóa là nền tảng đưa đất nước phát triển toàn diện

Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Dầu Tiếng

'Xử phạt điện ảnh cần cởi mở, tránh để dư luận phản ứng'

Công bố Nghị quyết thành lập thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên

Công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực hộ tịch

TP.Thuận An: Tập trung xây dựng chính quyền điện tử

友情链接