Kaspersky vừa cho biết,ểnxongtrungtâmdữliệusangThuỵSĩnhằmtrấnanngườidùnha cai 5 đã hoàn thành việc di chuyển địa điểm xử lý và lưu trữ một số dữ liệu sang Thuỵ Sĩ. Đây là dữ liệu liên quan đến các mối đe dọa bảo mật nhắm vào khách hàng và người dùng tại các khu vực châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, và một số quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương. Dữ liệu người dùng ở các quốc gia khác không được Kaspersky đề cập trong thông báo.
Một gian hàng của Kaspersky tại hội nghị do Interpol tổ chức năm 2017. (Ảnh: Hải Đăng) |
Việc xây dựng trung tâm dữ liệu tại Thuỵ Sĩ được Kaspersky công bố vào tháng 11/2018, tuy nhiên đã được nhắc đến trước đó khoảng một năm, không lâu ngay sau lệnh cấm của chính phủ Hoa Kỳ, yêu cầu các cơ quan trong chính phủ không được sử dụng sản phẩm của hãng bảo mật Nga.
Vào tháng 5/2018, Reuter dẫn tuyên bố của Kaspersky cho hay, họ chọn Thụy Sĩ để đặt trung tâm dữ liệu vì “chính sách trung lập” và luật bảo vệ dữ liệu mạnh mẽ.
Việc di chuyển trung tâm xử lý và lưu trữ dữ liệu của hãng bảo mật Nga nằm trong một loạt hoạt động được đặt tên Sáng kiến minh bạch toàn cầu bắt đầu vào cuối năm 2017, nhằm gia tăng tính minh bạch trong việc xử lý dữ liệu, công việc kinh doanh, kiến trúc phần mềm của hãng.
Ông Eugene Kaspersky, nhà sáng lập và CEO của Kaspersky, nói các hoạt động kể trên của công ty nhằm “đáp ứng kỳ vọng của thị trường và các cơ quan quản lý”.
Kaspersky đã cung cấp mã nguồn phần mềm của hãng cho các chương trình đánh giá độc lập, với một số đánh giá của bên thứ ba, bao gồm một trong số các công ty Big Four thực hiện, cũng như đã đạt được chứng chỉ ISO27001 cho các dịch vụ dữ liệu của họ.
Vào tháng 9/2017, Bộ An ninh Nội địa Mỹ cấm các cơ quan chính phủ sử dụng các phần mềm của Kaspersky do lo ngại các vấn đề về an ninh quốc gia.
Các báo cáo cáo buộc rằng vào năm 2015, tin tặc làm việc cho chính phủ Nga đã đánh cắp dữ liệu bí mật từ máy tính tại nhà của một nhà thầu Cơ quan An ninh Quốc gia thông qua phần mềm diệt virus Kaspersky.
Hãng bảo mật Nga khi đó phủ nhận các cáo buộc này, cho rằng chỉ tải về các mẫu phần mềm độc hại từ máy tính nói trên để phân tích.
Vào tháng 12/2017, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh cấm các phần mềm Kaspersky Lab hoạt động trên mạng dân sự và quân sự tại Mỹ. Lệnh cấm là một phần trong dự luật lớn về chi tiêu ngân sách quốc phòng thời điểm đó. Kaspersky tuyên bố kiện sắc lệnh của ông Trump lên toà án liên bang ngay sau lệnh cấm được phổ biến.
Reuters cho biết, doanh thu phần mềm Kaspersky Lab bán cho chính phủ Mỹ dưới 54.000USD, chiếm 0,03% tổng doanh thu của chi nhánh công ty này tại Mỹ. Tuy nhiên, lệnh cấm có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý mua sản phẩm Kaspersky Lab trên toàn nước Mỹ và các nước khác.
Ngay giai đoạn này, Kaspersky công bố Sáng kiến minh bạch toàn cầu, trong đó cho phép bên thứ ba kiểm tra mã nguồn phần mềm của sản phẩm, đồng thời sẽ di chuyển trung tâm dữ liệu sang Thuỵ Sĩ.
Nói với ICTnews thời điểm đó, ông Eugene Kaspersky thừa nhận lệnh cấm của Mỹ là một trong các lý do khiến công ty triển khai các hoạt động này.
"Sản phẩm của chúng tôi bán tại Mỹ, Nga, Việt Nam hay bất kỳ nước nào đều như nhau, các phiên bản cập nhật cũng như nhau. Chúng tôi sẵn sàng cho các bên thứ ba uy tín tham gia xem xét sản phẩm của công ty để chứng sự đáng tin của sản phẩm", ông Eugene nói với ICTnews trong chuyến thăm Việt Nam tháng 12/2017.
Kaspersky cũng tuyên bố sẽ khai trương trung tâm minh bạch toàn cầu tại Bắc Mỹ vào năm 2021, cơ sở thứ 5 của công ty trên toàn cầu. Đây là nơi các đối tác của hãng bảo mật có cơ hội rà soát lại mã nguồn, tìm hiểu về cách thực hành kỹ thuật, cách xử lý dữ liệu hay danh mục sản phẩm của công ty. Do lệnh hạn chế đi lại, Kaspersky cũng cung cấp đường link cho một số bên có thể rà soát lại mã nguồn từ xa.
Hải Đăng
Ông Eugene Kaspersky, Tổng Giám đốc điều hành Công ty Kaspersky Lab, đối với việc xây dựng các Trung tâm SOC, đây là lĩnh vực Kaspersky có kinh nghiệm rất sâu rộng, đã hỗ trợ các tổ chức tại Nga, châu Mỹ Latinh…. Kaspersky sẵn sàng hợp tác với các công ty an ninh mạng Việt Nam xây dựng hệ sinh thái bảo mật tại Việt Nam.