Cách xử trí khi ông bà không cùng quan điểm giáo dục với bố mẹ_ti le ca cuoc

nuoi day tre anh 1

Cuốn sách Con có hạnh phúc không? ra mắt ngày 29/12. Ảnh: Thái Hà Books.

Trong các gia đình Việt Nam hiện đại, không ít cha mẹ trẻ đang đối mặt với mâu thuẫn về việc giáo dục con cái khi ông bà trực tiếp tham gia vào quá trình này. Một số phụ huynh cho rằng khi ở với ông bà, trẻ em luôn được yêu thương, nuông chiều. Điều này tạo nên sự gắn kết nhưng cũng dẫn đến tình trạng trẻ ỷ lại, thiếu tự lập.

Tại sự kiện ra mắt cuốn sách Con có hạnh phúc không?sáng ngày 29/12, TS Bùi Thị Thanh Nga chia sẻ rằng các bậc cha mẹ nên có một cách xử trí khéo léo hơn khi gặp phải vấn đề này. TS Thanh Nga phân tích sự khác biệt thế hệ thường tạo nên những quan điểm không đồng nhất.

Cha mẹ ngày nay, với áp lực công việc và tiếp cận các phương pháp giáo dục tiên tiến, thường ưu tiên tính kỷ luật và khuyến khích sự tự lập. Trong khi đó, ông bà - với tình thương sâu sắc - lại thiên về việc chiều chuộng và bảo bọc cháu. Chính mâu thuẫn đó đã khiến không ít bậc phụ huynh lúng túng trong việc tìm giải pháp cân bằng.

Từ góc độ chuyên gia, TS Bùi Thị Thanh Nga cho biết: “Cách thức giáo dục của chúng ta và cha mẹ sẽ có những mâu thuẫn và chúng ta sẽ vất vả hơn trong quá trình nuôi dạy con nhưng điều đó là xứng đáng. Bởi tình yêu thương và sự chiều chuộng của ông bà sẽ là hành trang dẫn bước con vào đời”.

Để giải quyết vấn đề này, tác giả cuốn sách Con có hạnh phúc không?khuyên rằng cha mẹ cần có cách tiếp cận linh hoạt hơn. Thứ nhất, hãy tạo không khí gia đình vui vẻ và cởi mở. Việc chia sẻ thẳng thắn nhưng tế nhị với ông bà về mục tiêu giáo dục con cái là rất quan trọng. Cha mẹ cần thể hiện sự tôn trọng với những đóng góp của ông bà, đồng thời khéo léo đưa ra các gợi ý phù hợp. Bằng cách này, cha mẹ có thể củng cố được mối quan hệ giữa các thành viên gia đình mà không gặp phải sự ức chế.

“Cha mẹ nên tác động khéo léo để ông bà hiểu rằng yêu thương trẻ không đồng nghĩa với việc làm hết mọi thứ cho cháu. Hãy tạo điều kiện để trẻ tự trải nghiệm và trưởng thành”, TS Bùi Thị Thanh Nga gợi ý.

Thứ hai, cha mẹ cần dành thời gian để giải thích cho con hiểu tầm quan trọng của sự tự lập. Song song đó, việc đồng hành cùng con trong các nhiệm vụ nhỏ nhặt hàng ngày sẽ giúp trẻ từng bước hình thành thói quen chủ động. Để làm được điều này, cha mẹ có thể tự thiết kế hoặc tìm kiếm các chương trình giáo dục sớm để trẻ có tự rèn luyện một lối sống chủ động từ khi còn nhỏ.

Trong bối cảnh cảnh phụ huynh đang nuôi dạy những thế hệ gen Z, gen Alpha khác biệt so với thế hệ gen X, gen Y trước đây, trẻ có thể cần những phương pháp giáo dục mới. Hơn hết, các bậc phụ huynh cũng cần có những thay đổi về việc đánh giá khác về thành công của một đứa trẻ. Đó không đơn thuần là những thành tích học thuật mà sẽ là sự trưởng thành trong suy nghĩ, khả năng quan sát, nhìn nhận, đánh giá sự vật, sự việc cùng sự tử tế, sâu sắc trong cách sống, cách cư xử với những người xung quanh.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

La liga
上一篇:Ngày này năm xưa: Táo tợn âm mưu ám sát Tổng thống Pháp
下一篇:Những chiếc SUV địa hình đỉnh cao ở Việt Nam chỉ để đại gia 'làm màu'