LTS: Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công là kết quả đỉnh cao của 15 năm đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong quá trình đó,àiCaoBằbóng đá ai cập Đảng đã xây dựng được một lực lượng chính trị hùng hậu; từng bước xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng những căn cứ địa cách mạng vững chắc để hỗ trợ nhân dân vùng lên, chớp thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng), Bắc Sơn (Lạng Sơn), Võ Nhai (Thái Nguyên) và Tân Trào (Tuyên Quang)... là những căn cứ địa gắn liền với quá trình chuẩn bị lực lượng, đấu tranh giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám cách đây 72 năm. Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngày 28-1-1941, vượt qua mốc biên giới 108, trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc (thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nói đến Pác Bó, Cao Bằng là nói đến một địa danh lịch sử gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất. Trong ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Tày vùng đất Cao Bằng, “Pác Bó” được hiểu là cội núi, nguồn sông. Nơi đây được ví như nơi đầu nguồn của những con suối mát lành nuôi dưỡng đất mẹ. Những ngày tháng đầu tiên về nước, Bác Hồ ở hang Cốc Bó, xã Trường Hà và chọn nơi đây để khơi mở một dòng suối cách mạng...
Đỉnh SLam Cao tại khu rừng Trần Hưng Đạo, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát để tìm cách đánh đồn Phai Khắt, sau khi Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Ảnh: THÀNH SƠN Sau một thời gian chuẩn bị, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Bó từ ngày 10 đến 19-5- 1941. Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, tiếp tục thực hiện chủ trương tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng. Hội nghị chỉ rõ sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hội nghị xác định hình thái cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và kết luận: Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân...
Suối Lê Nin nằm trong Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.Ảnh: T.L
Pác Bó, Cao Bằng chính là nơi Nguyễn Ái Quốc tiến hành thí điểm các hội quần chúng để tiến lên tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất có cơ cấu từ Trung ương đến địa phương. Cao Bằng đã trở thành địa chỉ thiêng liêng, là nơi ra đời các tổ chức cứu nước để tiến lên đấu tranh giành thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử. Ngày 19-5-1941, Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) ra đời. Năm tháng sau, Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ Việt Minh được công bố chính thức. Chương trình cứu nước của Việt Minh được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng là vận động quần chúng tham gia Việt Minh. Cao Bằng là nơi thí điểm cuộc vận động và xây dựng Hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942, khắp các châu ở Cao Bằng đều có Hội cứu quốc, trong đó có 3 châu “hoàn toàn”, mọi người đều tham gia Việt Minh. Tiếp đó, Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng được thành lập. Ở nhiều tỉnh miền Bắc, một số tỉnh miền Trung, Hà Nội, Hải Phòng, hầu hết các “Hội phản đế” chuyển thành các “Hội cứu quốc” và nhiều hội cứu quốc mới cũng được thành lập. Cao Bằng còn là nơi đánh dấu sự ra đời của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Ngày 22-12-1944, thực hiện Chỉ thị của Bác, tại núi Dền Sinh, thuộc dãy Khau Giáng (khu rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình), đồng chí Võ Nguyên Giáp đã chủ trì buổi lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, gồm 34 chiến sĩ là những người ưu tú nhất được lựa chọn từ các đội du kích Cao - Bắc - Lạng. Tại buổi lễ thành lập, các đội viên đã tuyên thệ 10 lời thề danh dự của đội quân cách mạng. Thực hiện sự huấn thị của Bác, ra quân đánh thắng trận đầu, ngày 24-12-1944, đội đã tấn công hạ đồn Phai Khắt, ở làng Phai Khắt. Sau chiến thắng Phai Khắt, đội tiếp tục tiến đánh đồn Nà Ngần, thuộc xã Hoa Thám. Chiến thắng Phai Khắt và Nà Ngần là hai chiến công mở đầu truyền thống “bách chiến, bách thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Việc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để về nước hoạt động và xây dựng căn cứ địa cách mạng hoàn toàn không phải là tình cờ, ngẫu nhiên mà là một sự tính toán kỹ lưỡng, liên quan tới việc phát triển phong trào cách mạng của cả nước. Cao Bằng là tỉnh giáp với biên giới Trung Quốc, gần Long Châu, một trong những trung tâm cách mạng của người Việt ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Phía Nam của tỉnh Cao Bằng giáp với Lạng Sơn và Bắc Cạn, phía Tây giáp với Hà Giang và Tuyên Quang. Từ vị trí đó, Cao Bằng có thể “Nam tiến” phát triển về phía Lạng Sơn và Bắc Cạn, có thể “Tây tiến” sang Hà Giang và Tuyên Quang. Những huyện tiếp giáp biên giới với đường biên giới dài trên 300km của Cao Bằng có nhiều cửa khẩu và hàng trăm lối mòn sang Trung Quốc, tiện lợi cho việc liên lạc quốc tế. Trong đó, đường Quảng Uyên ra Thủy Khẩu, Long Châu (Trung Quốc) trở thành con đường trọng yếu của nhân dân 2 nước vùng biên, của các chiến sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX và phong trào giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cao Bằng còn có quốc lộ sang Lạng Sơn, xuống Thái Nguyên rồi tỏa xuống đồng bằng Bắc bộ, tiện lợi cho việc liên kết với các phong trào cách mạng của cả nước... P.V (tổng hợp) |