Đây là thông tin được ông Vũ Mạnh Cường,ườidânViệtNamsẵnsàngtiêlich thi dau bong da tbn Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế cung cấp tại hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 sáng 6/3
Cuộc khảo sát do Mạng lưới nghiên cứu thị trường độc lập toàn cầu (WIN) thực hiện tại 32 quốc gia với gần 27.000 người.
Theo đó, tỉ lệ người dân đồng ý tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại Việt Nam lên tới 98% thuộc nhóm cao nhất thế giới, tỉ lệ này tại Trung Quốc và Ấn Độ là 91%, trong khi tại một số quốc gia khác như Pháp, Lebenon chỉ đạt 56%.
Ông Vũ Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng. Ảnh: Trần Minh
Từ sáng 8/3 tới, Việt Nam sẽ triển khai đợt đầu tiêm vắc xin Covid-19 tại Hải Dương và một số cơ sở y tế, trong đó có Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM. Sau đó sẽ tiêm tiếp cho các vùng dịch tại 12 tỉnh, thành phố có dịch Covid-19.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong đợt tiêm đầu chỉ có 117.600 liều, số lượng hạn chế nên sẽ thực hiện theo thứ tự ưu tiên trong Nghị quyết 21 của Chính phủ.
Bộ Y tế đã phân công 3 Thứ trưởng chỉ đạo tại các điểm tiêm đầu tiên trong ngày 8/3. Công tác triển khai tiêm chủng giai đoạn đầu sẽ thực hiện rất thận trọng, theo dõi, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm để tiêm diện rộng thời gian tới.
“Quan điểm của Bộ Y tế là tiêm càng nhanh càng tốt, tăng độ bao phủ. Riêng với vắc xin của AstraZeneca, Bộ Y tế lên kế hoạch tiêm mũi 1 và mũi 2 cách nhau 3 tháng”, Bộ trưởng Y tế nói rõ.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đặc biệt các cán bộ tiêm chủng thực hiện nghiêm theo hướng dẫn chuyên môn, có phương án xử lý chống sốc, sốc phản vệ…
“Các nước cũng để ý vấn đề này nhưng Việt Nam phải đặt lên hàng đầu, coi an toàn tiêm chủng, đảm bảo an toàn tối đa cho người dân là ưu tiên cao nhất cho giai đoạn hiện nay. Vì vậy thái độ xử lý phải rất nhanh và quyết liệt”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo kế hoạch tiêm chủng, Bộ Y tế cho phép bất kỳ cán bộ tiêm chủng, y tá đều có thể thực hiện tiêm thuốc Adrenalin ngay khi phát hiện người tiêm bị sốc phản vệ.
Đối với các địa phương chưa được phân bổ vắc xin, ông Long yêu cầu lên sẵn kế hoạch, chương trình đào tạo tập huấn vì ngay tháng 3, khi có thêm hơn 1,3 triệu liều từ chương trình COVAX, Bộ Y tế sẽ phân bổ ngay để triển khai tiêm.
Lô vắc xin đầu tiên của AstraZeneca về tới Việt Nam cuối tháng 2 sẽ được triển khai tiêm từ ngày 8/3
“Đề nghị các địa phương phải xây dựng kế hoạch, chủ động trên phương án 4 tại chỗ, phối hợp chặt với Bộ Y tế để đảm bảo nguồn cung và phải báo cáo HĐND tỉnh để có kinh phí. Về giá vắc xin, chúng tôi phải ký bảo mật với các hãng nhưng khi đàm phán xong sẽ công khai chi tiết”, ông Long nói.
Bộ trưởng Long cho biết, ngoài 60 triệu vắc xin AstraZeneca chắc chắn có trong năm nay, bao gồm 30 triệu liều từ COVAX, 30 triệu liều do Việt Nam đặt mua, Bộ Y tế cũng đang đàm phán với Pfizer để có thêm 30 triệu liều và đàm phán với các hãng dược khác.
“Hiện tất cả các hãng vắc xin đều yêu cầu được ký với Chính phủ, Bộ Y tế. Việc một số công ty, tổ chức, cá nhân tiếp cận các địa phương nói rằng có thể cung ứng vắc xin, cần phải lưu ý, báo cáo ngay với Bộ Y tế để chúng tôi quản lý đúng nguồn, đảm bảo chất lượng vắc xin”, Bộ trưởng Y tế nói.
Về xã hội hoá, Bộ Y tế giao Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc làm đầu mối tiếp nhận tất cả hỗ trợ, ủng hộ kinh phí, hiện vật cho việc tổ chức tiêm chủng. Chương trình này có bề dày lịch sử từ năm 1985 và có hệ thống tiêm chủng tương đối tốt so với các nước.
Bộ trưởng Y tế thông tin thêm, trong chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19, Bộ Y tế đã mời các tổ chức quốc tế, báo chí quốc tế cùng giám sát để thấy Việt Nam thực hiện đúng cam kết, theo đúng Nghị quyết 21 của Chính phủ, đảm bảo công bằng tiếp cận vắc xin.
Tại các cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng đợt này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế lưu ý các bệnh viện cần lên danh sách cụ thể các đối tượng được tiêm, không đưa người nhà, người thân, người quen vào danh sách này, chỉ thầy thuốc và nhân viên y tế làm việc tại đây.
Thúy Hạnh
Do vắc xin ngừa Covid-19 rất mới, Việt Nam triển khai tiêm thận trọng hơn các nước và thận trọng hơn so với quy trình cũ.