Ban Khoa học Trái đất và Giảm thiểu rủi ro địa chất thuộc Tổ chức Giáo dục,ôngnhậndanhhiệuCôngviênđịachấttoàncầuUNESCOĐắkNônglầnthứac milan chuyển nhượng Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vừa có thông báo về việc Công viên địa chất Đắk Nông được công nhận lại danh hiệu "Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông" cho giai đoạn phát triển mới 2024 - 2027.
Giáo sư Nikolas Zorous - Chủ tịch Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu sẽ trao Quyết định này cho tỉnh Đắk Nông tại Hội nghị quốc tế về Mạng lưới Công viên địa chất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, diễn ra từ ngày 4 - 11/9/2024 ở Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.
Quyết định công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông giai đoạn 2024 - 2027 tiếp tục mở ra cơ hội thu hút các nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.
Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 7/2020, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ ba tại Việt Nam, sau Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang và Non nước Cao Bằng.
Trải dài trên diện tích 4.760km2, bao gồm các huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và thị xã Gia Nghĩa, Công viên địa chất Đắk Nông có khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000m, các miệng núi lửa, thác nước…
Điểm đặc biệt trong khu vực Công viên địa chất Đắk Nông là hệ thống hang động trong đá bazan, phân bố ở khu vực Đray Sáp - Chư R'Luh, được phát hiện từ năm 2007.
Hệ thống hang động này đã được Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản xác lập kỷ lục Đông Nam Á về cả quy mô, độ dài và tính độc đáo. Trong các hang động còn ẩn chứa nhiều điều bí mật về cơ chế thành tạo, các tổ hợp khoáng vật, đa dạng sinh học và di chỉ khảo cổ.
Trong khu vực công viên địa chất có những di sản cổ sinh như hóa thạch cúc đá, sò, hai mảnh vỏ... để chứng minh thời kỳ này nơi đây còn là một phần của đại dương rộng lớn.
Bên cạnh đó, Công viên địa chất Đắk Nông còn đa dạng và phong phú mỏ và điểm quặng khoáng sản bauxit, antimon, thiếc sa khoáng, puzơlan, đá quý và đặc biệt là đá bán quý opal - chalcedon kích thước lớn.
Các phát hiện về di chỉ khảo cổ người tiền sử sinh sống trong khu vực hang động núi lửa của công viên địa chất đã thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước.
Hoàn thiện hồ sơ để UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng SơnUBND tỉnh Lạng Sơn đang xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu.