TheộtrưởngMaiTiếnDũngSẽràsoátlạiNghịđịnhvềnhậpkhẩuôtôđội hình al-ahli saudi gặp al akhdoud clubo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, tại hội nghị đối thoại giữa Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản về các khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính được tổ chức ngày 13/12, các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng Nghị định 116 năm 2017 “rất đáng quan ngại” khi quy định doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải cung cấp bản sao giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài. Cụ thể, doanh nghiệp Nhật Bản khẳng định các cơ quan Chính phủ của mỗi quốc gia chỉ kiểm tra, thử nghiệm và cấp chứng nhận cho ô tô sử dụng trong nước, chứ không quan tâm tới xe xuất khẩu. Một vướng mắc khác là Nghị định 116 cũng yêu cầu mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại xe trong lô xe nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật. Các doanh nghiệp Nhật cho rằng quy định này sẽ gây lãng phí rất nhiều thời gian, tiền bạc vì một lần thử nghiệm sẽ mất khoảng 2 tháng và chi phí lên tới 10.000 USD. Do đó doanh nghiệp đề nghị chỉ áp dụng việc thử nghiệm cho mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại xe của lô hàng đầu tiên. Vướng mắc nữa là quy định doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phải sở hữu hoặc thuê đường thử đáp ứng yêu cầu (với chiều dài ít nhất 800m) để kiểm tra chất lượng của xe được sản xuất, lắp ráp. Hiện không có doanh nghiệp nào của Nhật tại Việt Nam sẵn có đường thử như vậy và cũng không dễ dàng để xin thêm đất xây dựng, mở rộng đường thử. Phản hồi về quy định này, cả đại diện Bộ Công Thương và Bộ GTVT đều cho rằng quy định về giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nhằm bảo đảm công bằng giữa xe trong nước và xe nhập khẩu, bảo vệ người tiêu dùng. |