Bài 2: Bắc Sơn - Võ Nhai và sự ra đời của Đội Cứu quốc quân
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng (tháng 5-1941) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì,ừPácBóđếnQuốcdânđạihộiTânTràsoi kèo bóng đá italia Đảng ta đã quyết định chọn Bắc Sơn (Lạng Sơn) và Võ Nhai (Thái Nguyên) thành lập vùng căn cứ cách mạng Bắc Sơn - Võ Nhai. Đây là vùng căn cứ địa cách mạng ở Việt Bắc, để chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang từng phần, tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Khu di tích lịch sử Khởi nghĩa Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: T.L
Hào khí Khởi nghĩa Bắc Sơn
Từ cuối năm 1936 phong trào đấu tranh cách mạng đòi quyền dân sinh, dân chủ phát triển mạnh mẽ trong cả nước. Ở Lạng Sơn, sau thời kỳ khủng bố khốc liệt của thực dân Pháp, phong trào cách mạng bước sang một giai đoạn khó khăn thử thách, trước tình hình đó giữa năm 1936 Trung ương Đảng đã cử đồng chí Hoàng Văn Thụ, Thường vụ Trung ương Đảng trực tiếp về Bắc Sơn để giác ngộ, tổ chức các cơ sở quần chúng cách mạng. Chỉ sau một thời gian ngắn, do có sự vận động tích cực, nhiều cơ sở quần chúng trung kiên đã được xây dựng ở Vũ Lăng, Vũ Lễ, Hữu Vĩnh, Ngư Viễn, Vũ Sơn, Hưng Vũ.
Trên cơ sở phát triển phong trào quần chúng cách mạng, ngày 25-9-1936 tại thôn Mỏ Tát, xã Vũ Lăng đồng chí Hoàng Văn Thụ đã tổ chức kết nạp đảng viên thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của châu Bắc Sơn, đây là một trong hai Chi bộ Đảng thành lập sớm nhất của tỉnh Lạng Sơn. Sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở châu Bắc Sơn đã đánh dấu bước tiến triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng không chỉ ở châu Bắc Sơn, mà còn là một bước chuyển biến, phục hồi nhanh chóng của phong trào cách mạng của tỉnh Lạng Sơn, sau thời gian khủng bố ác liệt của thực dân Pháp. Từ khi thành lập, Chi bộ Đảng đã phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quần chúng cách mạng, phong trào cách mạng Bắc Sơn đã có một bước phát triển nhất định, cơ sở Đảng không ngừng được củng cố và mở rộng, uy tín của Chi bộ Đảng được khẳng định trong nhân dân Bắc Sơn và bước đầu ảnh hưởng sang các vùng lân cận. Với bước phát triển mạnh mẽ, ngày 25-5-1938 được sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc kỳ tại Nà Kheo, xã Vũ Lăng (nay là xã Tân Hương) đã tổ chức Hội nghị thành lập Đảng bộ châu Bắc Sơn với 9 chi bộ Đảng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc huyện Bắc Sơn đã làm nên cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn lịch sử. Ngày 27-9-1940, hơn 600 quân khởi nghĩa, gồm các dân tộc Tày, Dao, Nùng, Kinh đã tấn công đồn Mỏ Nhài (châu lỵ Bắc Sơn). Sau khi chiếm châu lỵ, Ban chỉ huy cuộc khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ chính quyền tay sai do đế quốc dựng lên, hạ lệnh đốt sổ sách của địch. Ngày 28 và 29-9-1940, quân khởi nghĩa tiếp tục tấn công vào tàn quân Pháp ở đèo Canh Tiêm, Sập Dì. Trước tình thế đó, Pháp, Nhật thỏa hiệp với nhau để tập trung đàn áp cuộc khởi nghĩa. Khởi nghĩa Bắc Sơn đã ghi nhận bước trưởng thành lớn mạnh của phong trào cách mạng tại Lạng Sơn sau 10 năm đấu tranh kiên cường và gian khổ. Từ hình thức đấu tranh lẻ tẻ với mục tiêu đòi quyền dân sinh, dân chủ lên tổ chức đấu tranh chính trị rộng rãi, từng bước sử dụng đấu tranh vũ trang, tập dượt cho quần chúng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
Tiếng vọng Võ Nhai
Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên với địa hình phức tạp, nhiều đồi núi, sông suối hiểm trở. Võ Nhai tự hào là cái nôi nuôi dưỡng phong trào cách mạng khi còn trong trứng nước và là nơi đã sinh ra biết bao thế hệ anh hùng. Rừng Khuôn Mánh thuộc xã Tràng Xá là nơi diễn ra sự kiện thành lập Đội Cứu quốc quân, một lực lượng tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Việc ra đời của Đội Cứu quốc quân là kết quả từ sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ, phong trào đấu tranh anh dũng của nhân dân các dân tộc trong vùng căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai trước Cách mạng Tháng Tám.
Sau cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940, thực dân Pháp điên cuồng khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng trong vùng. Trung ương Đảng chỉ đạo phải duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, cử thêm cán bộ lên tăng cường hoạt động ở vùng này, căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai dần hình thành đặt dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ. Đầu năm 1941, Đội du kích Bắc Sơn phát triển thành Cứu quốc quân (Đội Cứu quốc quân I) tích cực hoạt động mở rộng địa bàn, có tác dụng thúc đẩy phong trào cách mạng ở Võ Nhai phát triển nhanh chóng. Trước tình hình này, thực dân Pháp tăng cường điều quân đàn áp dã man. Trong bối cảnh đó, ngay giữa vòng vây của hàng ngàn tên địch, ngày 15-9-1941, Đội Cứu quốc quân II được thành lập tại khu rừng Khuôn Mánh. Đội gồm 36 người, vài ngày sau tăng lên 46 người. Ngay tại Lễ thành lập, đồng chí Hoàng Quốc Việt đã trao lá cờ đỏ sao vàng và giao nhiệm vụ cho Đội tích cực đấu tranh chống địch khủng bố, trừ gian, diệt phản động đầu sỏ, bảo vệ cơ sở cách mạng, đồng thời không ngừng củng cố và phát triển các đội tự vệ.
Sau khi thành lập, Đội Cứu quốc quân II được phân chia thành nhiều đơn vị nhỏ đi vào cơ sở để đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống địch khủng bố. Với tinh thần yêu nước, dũng cảm, đội đã lập nhiều chiến công hiển hách, tiêu biểu như trận đánh ở đèo Bắp tiêu diệt tên Đức Phú phản động gian ác; trận Mỏ Nùng, Lâu Hạ; trận suối Bùn, xã Tràng Xá; trận Lân Han…
Cùng với đấu tranh vũ trang, Đội Cứu quốc quân II cũng đẩy mạnh công tác binh vận, tích cực tuyên truyền, giác ngộ quần chúng. Qua đó góp phần quan trọng củng cố niềm tin của nhân dân vào cách mạng, thúc đẩy phong trào ở địa phương và những tỉnh lân cận, duy trì vững chắc căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, tạo điều kiện liên thông với căn cứ địa Cao Bằng(còn tiếp)
P.V (tổng hợp)
(责任编辑:Cúp C1)