Cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh Cột cờ Hà Nội chào mừng 76 năm Quốc khánh 2/9. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN) Khác với mọi năm,ămQuốckhánhÝchíViệtNamtrênconđườngpháttriểsố liệu thống kê về fc nantes gặp olympique lyonnais năm nay người dân Việt Nam đón Tết Độc lập trong hoàn cảnh đặc biệt khi cùng với cả thế giới, Việt Nam đang gồng mình đối phó với đại dịch COVID-19. Trong thông điệp chúc mừng nhân dân Việt Nam nhân 76 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2021), bạn bè quốc tế bày tỏ tin tưởng với ý chí kiên cường và bản lĩnh đã được tôi luyện trong 76 năm qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là CHXHCN Việt Nam), nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sẽ đồng lòng, nhất trí để sớm kiểm soát được đại dịch, duy trì phát triển kinh tế. Tại hàng loạt quốc gia trên thế giới, các đoàn đại diện chính phủ, cơ quan, ban, ngành nước sở tại đã đến Đại sứ quán Việt Nam tại địa bàn, gửi lời chúc mừng tới Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Đại diện các nước đều bày tỏ ngưỡng mộ chặng đường đầy vẻ vang của Việt Nam trên con đường giành độc lập, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ấn tượng với những thành tựu Việt Nam đạt được. Nhiều hoạt động kỷ niệm thiết thực như đặt hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, giao lưu gặp mặt, triển lãm ảnh... đã được tổ chức Cuba, Séc, Nga, Ấn Độ, Chile, Nam Phi, Mỹ... Đáng chú ý là lễ thượng cờ Việt Nam diễn ra sáng 1/9 (giờ Hà Nội) do Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại thành phố San Francisco, bang California (Mỹ), và chính quyền thành phố San Francisco phối hợp tổ chức. Nhân dịp này, dư luận và truyền thông quốc tế một lần nữa nêu bật những thành tựu của Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước suốt 76 năm qua. Báo PathetLao Daily của Thông tấn xã Lào số ra ngày 1/9 đã trân trọng đăng trên trang nhất bài xã luận mang tiêu đề “Chào mừng 76 năm Ngày Quốc khánh Việt Nam.” Theo bài viết, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã khắc sâu chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do,” xây dựng khối đại đoàn kết vững chắc, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, giữ vững nền độc lập, tự do của đất nước; xây dựng và phát triển đất nước “ngày càng đàng hoàng hơn, phồn vinh, tươi đẹp hơn”; đồng thời đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng nền hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Tổng lãnh sự Nguyễn Trác Toàn và Đại diện thành phố San Francisco tại Lễ Thượng cờ Việt Nam nhân kịp kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 76. (Ảnh: CQTT tại Washington) Giới chuyên gia, học giả quốc tế đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong xây dựng đất nước tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa và phát triển nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu tối thượng là "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh." Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân (Chính hiệp) toàn quốc Trung Quốc, Chủ tịch Học hội nghiên cứu Chahar, ông Hàn Phương Minh, đã có bài phân tích với nhan đề “Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển văn minh nhân loại,” đề cao việc Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ông nhấn mạnh Việt Nam đã viết nên một “câu chuyện mùa Xuân” của mình: từ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người chưa đến 100 USD trong giai đoạn mới thực hiện cải cách, hiện nay đã tăng lên tới khoảng 3.500 USD/người, mức sống của người dân Việt Nam được cải thiện rõ rệt, sự nghiệp công bằng xã hội được mọi người dân ghi nhận. Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ nghiên cứu Á-Âu của Nga Grigory Trofimchuk đánh giá Việt Nam áp dụng thành công kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chủ nghĩa xã hội dựa trên tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở ra con đường đúng đắn cho Việt Nam. Theo chuyên gia Nga, Việt Nam đang có cơ hội phát triển đất nước, đồng thời nâng cao đời sống của người dân và của từng gia đình. Ông Amiad Horowitz, phóng viên báo People's World và cũng là thành viên Đảng Cộng sản Mỹ, nhận định những kết quả Việt Nam đạt được trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là thực sự đáng ghi nhận. Chỉ trong vài thập niên, Việt Nam đã từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới. Bất chấp những khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đã đưa Việt Nam đến nhiều thành công to lớn. Dư luận quốc tế cũng đánh giá Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trong cuộc điện đàm trung tuần tháng 6 vừa qua với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã ghi nhận những đóng góp tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam tại Liên hợp quốc và trong các vấn đề toàn cầu, nhất là tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đối với việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và COVID-19; cho rằng Việt Nam là nhân tố quan trọng đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực. Tổng Thư ký Liên hợp quốc đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phòng chống đại dịch COVID-19. Những đánh giá của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres được minh chứng rõ qua thời gian Việt Nam đảm đương cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với 2 tháng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an (tháng 1/2020 và tháng 4/2021). Việt Nam được đánh giá đã thể hiện vai trò chủ động, cân bằng và đầy trách nhiệm tại Hội đồng Bảo an, với những dấu ấn như chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy để Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết thành lập Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh vào ngày 27/12 hằng năm; cùng với Đức khởi xướng và trở thành nước sáng lập Nhóm Bạn bè của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, vừa được ra mắt cuối tháng 6 vừa qua với sự tham gia của gần 100 nước thành viên Liên hợp quốc. Mới đây nhất, sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 10/8 với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế” và có bài phát biểu quan trọng cùng những đề xuất thiết thực để ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh biển đã được các nước đánh giá tích cực, cho rằng những đề xuất của Việt Nam trong phiên thảo luận đã thể hiện rõ đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác và tinh thần trách nhiệm đối với ổn định, an ninh của khu vực và quốc tế. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên thảo luận mở Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) Dư luận quốc tế cũng luôn đề cao quan điểm của Việt Nam “đặt sức khỏe và tính mạng của người dân lên trên hết” và “không ai bị bỏ lại phía sau” trong cuộc chiến chống COVID-19 gần 2 năm qua. Năm 2020, cộng đồng quốc tế đã bày tỏ ấn tượng với việc Việt Nam kiềm chế thành công 3 đợt bùng phát dịch bệnh và đạt mức tăng trưởng 2,91% trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái. Năm nay, với sự xuất hiện của các biến thể mới, trong đó có Delta, khiến tình hình dịch bệnh trên toàn cầu trở nên phức tạp, Việt Nam cũng đang đối phó với đợt bùng phát dịch thứ tư, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam Kidong Park đánh giá Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc xử lý các ổ dịch COVID-19. Trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, ông Kidong Park nhận định đợt dịch lần này có nhiều thách thức hơn so với các đợt dịch trước do sự xuất hiện các biến thể Alpha và Delta, được coi là nguyên nhân gây ra các đợt bùng phát dịch hiện nay có khả năng lây truyền cao hơn. Đại diện WHO đánh giá cao những hành động quyết liệt của Việt Nam trong việc ứng phó với các ca lây nhiễm, nhờ đó các ổ dịch ở nhiều tỉnh, thành phố đã phần lớn được kiểm soát, mặc dù một số địa phương vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thứ.c Ông Kidong Park tin tưởng Việt Nam có đủ khả năng ngăn chặn đợt bùng phát dịch lần này thông qua cách tiếp cận toàn xã hội đã được Ban Chỉ đạo quốc gia dẫn dắt ngay từ khi bắt đầu đại dịch. Quan chức WHO cũng nêu bật việc Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực hết sức và làm việc ngày đêm để có thể cung cấp đủ vaccine ngừa COVID-19 cho người dân, trong bối cảnh rất nhiều quốc gia đang đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung vaccine, đồng thời đánh giá cao sự cam kết ở mức cao nhất của Chính phủ Việt Nam trong việc bao phủ vaccine. Theo ông, việc huy động các nguồn lực để nâng cao khả năng tiếp cận vaccine COVID-19 của Chính phủ Việt Nam rất kịp thời, phù hợp với sáng kiến vaccine toàn cầu. Điều này cũng cho thấy sự đóng góp tích cực của Việt Nam trong nỗ lực toàn cầu nhằm đẩy lùi dịch bệnh và được WHO thế giới đánh giá cao trong suốt thời gian qua. Ông cho rằng cùng với vai trò của Chính phủ và hệ thống y tế trong việc kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh, sự đoàn kết và tinh thần trách nhiệm của người dân sẽ là yếu tố đảm bảo Việt Nam một lần nữa chiến thắng COVID-19. Các chuyên gia kinh tế quôc tế cũng cho rằng Việt Nam sẽ phục hồi trở lại sau đại dịch COVID-19 và tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với giới đầu tư nước ngoài. Tờ The Australia Financial Review (ARF), nhật báo kinh tế hàng đầu ở Australia, dẫn ý kiến chuyên gia, cho rằng bất chấp các khó khăn hiện nay do đại dịch COVID-19 gây ra, câu chuyện toàn cảnh về việc Việt Nam trở thành điểm đến ưa thích của đầu tư nước ngoài dự kiến sẽ không thay đổi. Ngay cả khi các dự báo tăng trưởng bị giảm, các nhà kinh tế vẫn tin rằng Việt Nam sẽ phục hồi trở lại. Ngân hàng HSBC đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay của Việt Nam từ 6,1% xuống còn 5,1%, song chuyên gia kinh tế Yun Liu của HSBC nhận định: “Bất chấp những thách thức trước mắt, triển vọng phục hồi của Việt Nam vẫn rất khả quan với các yếu tố cơ bản vững chắc.” Trang mạng economist.com ngày 30/8 nhận định việc hội nhập với nền sản xuất toàn cầu đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam luôn hoạt động trong đại dịch COVID-19. Việc mở cửa với thương mại và đầu tư đã giúp Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng mạnh mẽ và lâu dài. The Economist nhấn mạnh dù Việt Nam đang đối mặt với đại dịch COVID-19, nhưng vẫn có thể lạc quan về một đất nước dường như đang trong giai đoạn đầu bước vào chu kỳ phép lạ kinh tế Đông Á. Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của đất nước sau 76 năm xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế là minh chứng sinh động khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng; khẳng định ý chí và bản lĩnh của nhân dân, đưa Việt Nam vươn lên và được thế giới ghi nhận. Đó cũng là sức mạnh để nhân dân Việt Nam tiếp tục vượt qua những khó khăn, thách thức của đại dịch, vững bước trên con đường xây dựng và phát triển đất nước hùng cường./. Theo TTXVN |