Đây là thông tin được Bộ Y tế báo cáo tại cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19 chiều 23/6.
13 triệu liều vắc xin nói trên từ nhiều nguồn,ệtNamsẽnhậnthêmtriệuliềuvắtỷ lệ trực tuyến trong đó 8 triệu liều sẽ về Việt Nam trong tháng 7.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, trong lúc khan hiếm vắc xin, người dân rất quan tâm các đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin.
Phía Bộ Y tế dự kiến từ nay đến quý 3 sẽ tiêm hết cho nhóm đối tượng nguy cơ cao và lực lượng tham gia sản xuất.
Nhân viên y tế tại TP.HCM chuẩn bị vắc xin tiêm cho người dân. Ảnh: Thanh Tùng
Trong tình hình hiện nay, Ban Thường trực yêu cầu Bộ Y tế phải có kế hoạch dự kiến khoảng thời gian tiêm mũi 1 và mũi 2 cũng như phương án tiêm hết mũi 1 cho số lượng lớn người dân hoặc dự trữ vắc xin để tiêm đủ 2 mũi.
Ngoài ra có thể tính toán phương án tiêm mũi 2 cùng loại vắc xin hay là 2 loại khác nhau.
Bộ Y tế đảm bảo thực hiện tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo đúng tinh thần Nghị quyết 21 của Chính Phủ. Đối với lực lượng sản xuất, cần căn cứ vào địa bàn có nguy cơ cao, các địa phương có mật độ giao lưu lớn, tập trung nhiều sản xuất công nghiệp, du lịch như Hà Nội, TP.HCM…
Sau khi tiêm hết cho đối tượng ưu tiên, đạt được miễn dịch cộng đồng, Bộ Y tế sẽ chuẩn bị kích hoạt cơ chế tiêm chủng mở rộng (miễn phí) và tiêm dịch vụ.
Ban Thường trực yêu cầu Bộ Y tế xuất việc sử dụng kinh phí phục vụ việc tiêm vắc xin từ nay đến cuối năm 2021 và thời gian tiếp theo.
Đến nay, Việt Nam mới nhận tổng cộng gần 4,5 triệu liều vắc xin, trong đó có gần 2,5 triệu liều do Covax hỗ trợ, hơn 400.000 liều đặt mua thông qua VNVC, 1 triệu liều do Nhật Bản tặng và 500.000 liều do Trung Quốc gửi tặng.
Tuy nhiên đến nay, tốc độ tiêm chủng tại Việt Nam khá chậm, mới đạt hơn 2,56 triệu liều.
Thúy Hạnh
Bộ Y tế có công văn hoả tốc yêu cầu TP.HCM và 9 tỉnh khác đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc xin Covid-19.