Dưới đây là chia sẻ của anh Bùi Văn Tài,Ômmộnglàmgiàutừđấtcặpvợchồngngãđauvìmùmờpháplýsoi kèo porto hôm nay 37 tuổi, hiện sống tại TP.HCM về bài học đắt giá khi đầu tư bất động sản:
Vợ chồng tôi đều là dân văn phòng, kết hôn được gần chục năm, hiện đã có hai bé trai. Sau khi kết hôn chúng tôi vẫn ở chung nhà với bố mẹ vì tôi là con trai duy nhất trong nhà. Vì không phải tích cóp tiền mua nhà nên vợ chồng tôi khá dư dả về tài chính. Năm 2017, chúng tôi đã có một khoản tiết kiệm hơn 1,5 tỷ đồng. Tôi có cậu bạn thân làm việc cho một công ty chứng khoán nên trước đây tôi hay nhờ cậu bạn này tư vấn và lướt sóng theo. Tuy nhiên, bạn tôi đột ngột chuyển việc và chán chứng khoán nên tôi cũng không đầu tư nữa.
Khi đó, thấy nhiều người bạn của tôi “trúng mánh” đầu tư đất nền nên tôi bàn với vợ rút hết số tiền hiện có về rồi tìm mua đất. Đây là một cách giữ tiền tốt, hơn nữa mua rồi một thời gian sau bán lại kiểu gì cũng có lãi. Nghĩ là làm, tôi bắt tay vào công cuộc tìm đất.
Nhờ có người quen giới thiệu, vợ chồng tôi mua được một nền đất tại Long Thành (Đồng Nai), diện tích 100m2, giá bán 1,69 tỷ đồng. Đây là đất nằm trong dự án phân lô xây nhà phố, biệt thự. Hợp đồng mà tôi ký với chủ đất được gọi là hợp đồng hợp tác đầu tư (hay còn gọi là hợp đồng góp vốn).
Bỏ ra 1,67 tỷ đồng đầu tư đất nền dự án, tôi bị chôn vốn trong hơn 3 năm không lãi suất. Ảnh minh họa.
Theo nội dung hợp đồng góp vốn này, nếu hoàn thiện pháp lý và hạ tầng, chủ đất sẽ bàn giao nền cho tôi vào cuối năm 2018 và trong vòng 18 tháng sau đó sẽ hoàn tất giấy tờ cho tôi. Theo thỏa thuận tôi sẽ thanh toán trước 95% chia làm 3 đợt, còn 5% sau khi nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ thanh toán nốt.
Mặc dù tôi đã đóng tiền đúng theo cam kết nhưng đến cuối năm 2018, tôi vẫn chưa được giao đất. Phía chủ đầu tư giải thích là do dự án đang gặp khó khăn trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng. Chủ đầu tư cho biết đang nhanh chóng giải quyết và hứa chậm nhất trong năm 2019 sẽ xong và bàn giao nền đất cho tôi. Vì đã “phóng lao thì phải theo lao” nên tôi đành chấp nhận chờ đợi.
Đến tháng 11/2019, chờ mãi vẫn không thấy được giao đất, hai vợ chồng tôi lặn lội tìm đến chủ đầu tư lần nữa thì được giải thích thêm lý do vì tiền sử dụng đất quá cao khiến dự án bị đình trệ. Chủ đầu tư đưa ra 2 phương án xử lý để tôi lựa chọn: Một là cho tôi đổi sang nền đất ở một dự án khác nhưng vị trí kém hấp dẫn hơn; hai là công ty sẽ hoàn lại số tiền 1,67 tỷ đồng trong vòng 24 tháng, nhưng không bồi thường gì thêm.
Lúc này tôi mới ngã ngửa bởi nếu nhận về đúng 1,67 tỷ đồng sau 3 - 4 năm chẳng khác nào chủ đầu tư đã chiếm dụng vốn của tôi và xài miễn phí. Còn nếu đổi sang nền đất kém hấp dẫn hơn thì cơ hội bán được giá cũng rất thấp. Tóm lại chọn phương án nào tôi cũng chịu thiệt.
Tôi không đồng ý và yêu cầu chủ đầu tư phải bồi thường lãi suất số tiền tôi đã đóng theo lãi suất cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, chủ đầu tư nói rằng đây là loại hợp đồng đầu tư góp vốn, lời cùng ăn, lỗ cùng chịu. Vì đôi bên đều bị thiệt hại nên họ không thể hoàn tiền ngay lập tức và cũng không bồi thường mức lãi suất như tôi yêu cầu.
Quá bức xúc nên tôi đã đi nhờ luật sư tư vấn. Vị luật sư cho biết hợp đồng góp vốn của tôi với công ty phân phối đất này là hợp pháp. Tuy nhiên, đây không phải là hợp đồng mua bán. Hơn nữa, nội dung hợp đồng chỉ quy định về thời hạn công ty bàn giao nền và nếu không thể bàn giao sẽ hoàn vốn cho khách hàng chứ không hề có điều khoản nào quy định về việc họ phải đền bù bao nhiêu nếu vi phạm hợp đồng và phải hoàn vốn trong thời gian bao lâu. Đây chính là “lỗ hổng” gây thiệt thòi cho tôi.
Giờ đây khi tôi vỡ lẽ ra kẽ hở của bản hợp đồng này thì sự đã rồi. Vậy là vợ chồng tôi đã bị chôn 1,67 tỷ đồng trong suốt 3 năm trời không lãi suất và không biết khi nào mới lấy lại đủ tiền.
Từ bài học thực tế trên của mình, tôi khuyên những ai có ý định mua bất động sản ở những dự án còn nằm trên giấy, cần chủ động đàm phán các phụ lục và điều khoản bồi thường trong trường hợp bất khả kháng xảy ra đối với dự án. Đặc biệt, hãy đọc thật kỹ hợp đồng trước khi đặt bút ký, thậm chí nên nhờ luật sư tư vấn để tránh rơi vào trường hợp đáng tiếc như vợ chồng tôi.
Theo batdongsan
Mặc dù chỉ có 50 triệu đồng trong tay, 2 vợ chồng vẫn quyết định đi đặt cọc mua nhà, rồi 'tặc lưỡi' việc tới đâu tính tới đó.