您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

Mua không đúng loại phần mềm diệt virus, máy tính người dùng không được bảo vệ hiệu quả_trận bóng đá đêm nay

Cúp C273387人已围观

简介Chiều nay, ngày 11/6/2018, Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT phối hợp cùng Hiệp hội An toàn thông ...

Chiều nay,ôngđúngloạiphầnmềmdiệtvirusmáytínhngườidùngkhôngđượcbảovệhiệuquảtrận bóng đá đêm nay ngày 11/6/2018, Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT phối hợp cùng Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức tọa đàm Nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại theo Chỉ thị 14 ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin – Bộ TT&TT cho biết, thời gian vừa qua, các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam đã và đang ứng dụng CNTT vào mọi mặt đời sống, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh đất nước. Mạng Internet đang thâm nhập vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, ngày càng có nhiều thiết bị thông minh kết nối vào mạng. Những thiết bị này khi bị lây nhiễm các loại phần mềm độc hại (gọi tắt là mã độc) sẽ gây mất an toàn thông tin, tiềm ẩn nguy cơ khó lường. Trong năm 2016 và năm 2017, một số cuộc tấn công mạng sử dụng mã độc làm thiệt hại nghiêm trọng cho cơ quan, tổ chức ở Việt Nam.

Trước tình hình đó, ngày 25/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 14 về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại. Chỉ thị đã nhận định, các cơ quan, tổ chức ở Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khác nhau trong việc xử lý mã độc. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được chưa cao. Thực trạng lây nhiễm mã độc tại Việt Nam hiện nay là rất đáng báo động. Đặc biệt, cơ quan chức năng ghi nhận nhiều trường hợp tấn công mã độc mà giải pháp đã có không phản ứng kịp thời trong việc phát hiện, phân tích và gỡ bỏ.

Ông Nguyễn Thanh Hải cũng cho hay, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lây nhiễm mã độc đáng báo động tại Việt Nam hiện nay, trong đó có nguyên nhân là do tỷ lệ phần mềm bản quyền nói chung, phần mềm diệt virus có bản quyền nói riêng còn thấp.

Nguyên nhân chính thứ 2, theo đại diện Cục An toàn thông tin, là trong số những máy tính đã mua phần mềm diệt virus, một số trường hợp người dùng mua không đúng loại. Cụ thể, người dùng đã mua nhầm phiên bản Anti Virus thay vì phải mua bản quyền Internet Security. “Theo thiết kế của nhà sản xuất, phiên bản Anti Virus không có tính năng tường lửa và không chống virus lây qua mạng, chỉ dành cho máy không nối mạng. Việc sử dụng không đúng phần mềm diệt virus khiến cho các máy tính nối mạng không được bảo vệ hiệu quả, gây lãng phí lớn”, ông Hải nói.

Thông tin thêm về tình trạng sử dụng không đúng phần mềm diệt virus, đại diện Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT chia sẻ: “Hiện tại, hầu hết máy tính đều có nối mạng, dùng phiên bản Anti Virus sẽ không được bảo vệ. Trên thị trường, phổ biến nhất của việc chọn nhầm là với phần mềm Kaspersky Anti Virus và BitDefender Anti Virus. Việc sử dụng chưa đúng phần mềm diệt virus khiến cho các máy tính nối mạng không được bảo vệ hiệu quả, gây lãng phí lớn, có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng”.

Tags:

相关文章



友情链接