Nhiều tháng trước,đedọaApplevớilệnhcấmnhậpkhẩuiPhonetrênđấtMỹkết quả bóng đá anh hạng nhất Qualcomm đã đâm đơn khiếu nại Apple vi phạm bản quyền sáng chế tại Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ trụ sở ở Washington với quyết định sơ bộ là sẽ xét có phiên xét xử đầu tiên dự tính vào tháng 9. Vụ kiện được coi là một phần của cuộc chiến tỷ đô quy mô toàn cầu giữa các hai công ty về số tiền Apple phải trả để được tiếp cận và ứng dụng công nghệ của Qualcomm trên các thiết bị di động như iPhone. Như đã biết, Qualcomm đã xin tòa ra quyết định cấm Apple nhập khẩu các thiết bị iPhone sử dụng chip modem của Intel về Mỹ và điều này, nếu trở thành sự thực, sẽ ảnh hưởng vô cùng nặng nề tới nguồn cung iPhone trong nước cũng như giá thành iPhone trên đất Hoa Kỳ. Người tiêu dùng Mỹ, do đó, không hề thích thú trước toan tính của Qualcomm và đã cố hết sức để ngăn cản điều đó xảy ra. Qualcomm Inc. không thể lợi dụng Ủy ban Thương mại để ra đòn kết liễu với Intel Corp. như vậy với tư cách là đối thủ cạnh tranh sản xuất chip cho iPhone của Apple, một nhóm người tiêu dùng Apple cho biết trong đơn khiếu nại lên tòa án hôm Thứ 5 vừa rồi trong một vụ kiện tập thể lên Thẩm phán Lucy Koh thuộc Tòa án quận San Jose, bang California. Nhóm này cho biết họ muốn ngăn cản công ty chip di động lớn nhất thế giới thuyết phục thành công thẩm phán thông qua bất kỳ lệnh cấm nhập khẩu nào áp lên iPhone sử dụng chip modem đến từ Intel của Apple. “Một lệnh cấm nhập khẩu iPhone dùng chip Intel nếu được chấp thuận vô hình chung sẽ “đóng băng mọi nỗ lực vừa mới nảy sinh của Intel để phá bỏ thế thống trị độc quyền trái pháp luật của Qualcomm, nó sẽ làm tổn hại đến cuộc cạnh tranh lành mạnh trên một thị trường vốn dĩ đã và đang chịu nhiều thiệt hại từ hành vi cạnh tranh thiếu công bằng của Qualcomm”, nhóm đại biểu người tiêu dùng cho biết. Nhóm đại biểu người tiêu dùng này đâm đơn kiện để “tiếp sức” cho một khiếu nại tới từ Ủy ban Thương mại Liên bang FTC - vốn đã cáo buộc Qualcomm sử dụng bằng sáng chế và thế mạnh thị trường sai mục đích để triệt hạ đối thủ, cụ thể là Apple. |