Trong một lá thư gửi OTA (Cơ quan giám sát hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông của Anh) để “dằn mặt” các nhà cung cấp viễn thông cố tình cản trở quá trình chuyển mạng giữ số (MNP),ểnmạnggiữsốThấygìtừnhữngcâuchuyệnquốctếkết quả mu và mc Ofcom tuyên bố: “Người tiêu dùng của chúng ta có quyền giữ số điện thoại của mình, bất kể họ chọn nhà cung cấp dịch vụ nào. Điều đó đã được lập pháp và quy định trong ‘Điều kiện chung về quyền lợi’ của Ofcom. Dĩ nhiên, áp dụng cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông”. | Người tiêu dùng có quyền giữ số điện thoại của mình, bất kể họ chọn nhà cung cấp dịch vụ nào. |
Khẳng định về những lợi ích của chuyển mạng giữ số, Ofcom cho biết: “Khả năng giữ số khi chuyển mạng sẽ đa dạng hóa sự lựa chọn cho khách hàng. Cần tạo điều kiện để khách hàng có thể chuyển đổi nhà cung cấp không tốn kém cũng như không phải chịu đựng bất kỳ sự bất tiện nào. Chỉ có như vậy mới có thể tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh trên thị trường”. Trên thực tế, chuyển mạng giữ số là một giải pháp vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các doanh nhân và doanh nghiệp - những người sẽ phải đối mặt với các vấn đề thương hiệu, uy tín, mất các mối quan hệ làm ăn thân thiết nếu họ phải thay đổi số điện thoại. Vô vàn những vấn đề bên lề khác cũng sẽ phát sinh như phải thay đổi danh thiếp, bảng hiệu công ty, các giấy tờ hành chính, quảng cáo,… Tuy nhiên, ngay cả khi quá trình chuyển mạng giữ số đã hoạt động, thì việc thực thi nó sao cho hiệu quả cũng là một vấn đề lớn. Các chính phủ, cơ quan chức năng và cả các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ có rất nhiều việc phải làm. Bài học từ Anh và biện pháp tại Việt Nam Báo cáo của Ofcom cho ra kết quả: 17% người dùng viễn thông ở Anh không chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, không phải vì họ hài lòng với nhà cung cấp hiện tại mà vì họ lo ngại những rắc rối có thể xảy ra trong quá trình chuyển đổi. Ofcom cho rằng, có 2 nguyên nhân chính gây ra cảm giác phiền toái của người sử dụng đối với quá trình chuyển mạng giữ số. Nguyên nhân thứ nhất bắt nguồn từ việc khi tiến hành quá trình chuyển mạng giữ số, khách hàng sẽ làm việc với nhà mạng mà họ sẽ chuyển đến, thay vì nhà mạng hiện tại của họ. Nếu như nhà mạng họ chuyển đến có thể giúp cho việc chuyển đi được dễ dàng cùng một thỏa thuận hay dịch vụ tốt hơn, việc chuyển đi sẽ thuận lợi. Trên thực tế, không chỉ ở Anh mà nhiều nước khác trên thế giới, việc người dùng muốn chuyển đi cũng bắt nguồn từ nhà mạng hiện tại không hiểu rõ nhu cầu của họ (cung cấp gói cước, khuyến mại không phù hợp) hoặc cung cấp dịch vụ khiến họ không hài lòng. Trong thời đại 4.0, đây cũng là cơ hội cho các nhà mạng nào biết sử dụng tốt Big Data (dữ liệu lớn) và AI (trí tuệ nhân tạo) trong việc hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để đưa ra những gói cước và khuyến mại phù hơp cho từng cá nhân. Đặc biệt, với các nhà mạng, việc có được một hệ thống tính cước thông minh, có thể tùy biến gói cước cho từng khách sẽ là một lợi thế rất lớn Thực tế dịch vụ chuyển mạng giữ số tại Việt Nam cũng không mấy suôn sẻ khi một số nhà mạng gây khó khăn cho khách hàng. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, từ ngày 1/5/2019, Bộ TT&TT sẽ ban hành chỉ tiêu kỹ thuật về chuyển mạng giữ số là 70%. Nhà mạng nào không đủ 70% thuê bao chuyển mạng thành công sẽ không đạt chỉ tiêu kỹ thuật. Lúc đó, cơ quan quản lý sẽ có biện pháp xử lý bằng việc tiến hành thanh tra doanh nghiệp. Hiện tại, trong số các nhà mạng, Viettel đang là thương hiệu có tỷ lệ chuyển đi thành công cao nhất, với hơn 86%. |