Cách đây 40 năm,ìnhtrămnămtậpÁplựcsinhcháuđíchtônvợgiụcchồngcướingườimớbxh vdqg tho nhi ky khi từ TP.HCM về Thanh Hóa thăm gia đình, ông Nguyễn Quốc An (hiện 65 tuổi, Quận 7, TP.HCM) tình cờ gặp bà Hoàng Thị Hồng (hiện 64 tuổi).
Bà Hồng là em gái của bạn ông An. Tuy vậy, do công tác tại TP.HCM, ông An hiếm khi được gặp bà.
Thế nhưng chỉ trong ngày 30 Tết năm đó, ông bà có đến 14 lần gặp nhau. Những lần gặp ấy đến một cách tình cờ, không hề hẹn trước.
Tại chương trình Tình trăm năm, bà Hồng kể: “Thời điểm đó, ông ấy làm việc trong Sài Gòn, Tết mới về một lần.
Nhưng không hiểu sao ngày hôm ấy, chúng tôi lại vô tình gặp nhau nhiều đến vậy. Tôi đi ra ruộng khoai lang cũng gặp ông, đi ra chợ cũng gặp, đến nhà người quen cũng thấy ông đang ở đấy…”.
Những cuộc gặp gỡ khiến ông An có cảm tình với người con gái đang làm công tác thủy lợi ở quê. Dẫu vậy, bà Hồng lại không có ấn tượng đặc biệt nào với ông.
Thậm chí, với bà, ông An có phần xấu xí khi “vừa gầy đen vừa lùn, lúc nào cũng phải đi đôi dép cao 7 phân mới đứng bằng mình”. Nhưng những bất lợi ấy không khiến ông An tự ti.
Mùng 2 Tết năm đó, ông đến nhà bà Hồng chơi. Thật bất ngờ, ông được mọi thành viên trong gia đình bà yêu mến. Thế nên suốt những ngày Tết, ông liên tục đến nhà, gặp bà trò chuyện.
Một hôm, bà Hồng thấy người thân gia đình ông An đến nhà mình rất đông. Khi bà chưa hiểu ra chuyện gì thì ông xuất hiện và nói “đến ăn hỏi em”.
Nghe vậy, bà Hồng sửng sốt, hỏi lại: “Anh đã nói lời yêu em đâu mà ăn hỏi”. Đến lúc này, ông mới nhận ra mình quá đường đột. Ông vội vàng đến nỗi đến hỏi vợ bằng tay không.
Chỉ đến khi được bà nhắc, ông mới chạy sang nhà hàng xóm xin trầu cau về làm lễ hỏi cưới bà. “Thế mà bố mẹ tôi lại vừa ý. Ông bà nhìn nhau nói: 'Thôi! Cho chúng nó lấy nhau'”, bà Hồng nhớ lại.
Từ lúc biết nhau đến khi được hỏi cưới, bà Hồng và ông An mới gặp nhau được đôi ngày. Thậm chí, bà còn chưa có chút rung động nào với ông.
Sau lễ hỏi chớp nhoáng, ông An trở vào Nam công tác. Ở nhà, bà vẫn mặc định mình đã là người có chồng.
Bà từ chối mọi lời yêu thương từ trai làng. Sau giờ làm, bà luôn về thẳng nhà hoặc ghé thăm gia đình bố mẹ chồng tương lai.
Suốt thời gian xa nhau, ông bà thư từ qua lại. Tình cảm hai người lớn dần theo những lá thư tay. Tuy vậy, yêu xa cũng khiến ông bà có những kỷ niệm cười ra nước mắt.
Giục chồng cưới vợ
Bà Hồng kể: “Biết tôi học may, từ Sài Gòn ông ấy gửi tặng tôi cây kéo. Thấy vậy, người ta nói, ở trong ấy, ông đi theo mấy cô gái mắt xanh, môi đỏ. Ông gửi kéo để cắt đứt tình cảm với tôi.
Sau ngày nhận kéo, tôi không nhận được thư ông ấy nữa. Tôi không biết rằng thư đã lạc đến một người cùng họ tên ở cùng xã với mình nên buồn lắm. Tôi tin ông đã bỏ rơi mình”.
Bà đem nỗi buồn ấy giãi bày với cha mẹ hai bên và được gia đình ông An khẳng định con trai mình không bao giờ có tính ấy. Ngay trong ngày, bố mẹ ông An gọi điện, bắt con trai về quê cưới vợ.
Được tin, ông An cắt phép, bắt xe về quê. Hai ngày sau, ông đưa bố mẹ đến nhà bà Hồng bàn chuyện cưới xin. Sau đó 4 ngày, ông đưa bà đi làm giấy đăng ký kết hôn rồi tổ chức đám cưới.
Cưới xong, ông lại vào Nam công tác. Bà Hồng ở lại nhà chồng.
Cưới chồng là con trai trưởng, bà chịu áp lực sinh cháu đích tôn cho bố mẹ chồng.
Đám cưới được ít tháng, bà mang thai. Tuy vậy, bà chưa kịp vui thì nhận tin cái thai không giữ được. Những năm sau đó, bà lặn lội vào Nam gặp chồng với hi vọng có con.
Nhưng cũng như những lần trước đó, bà cấn bầu rồi lại hư thai. Liên tiếp như vậy, bà Hồng đau buồn, rơi vào trầm cảm. Nhiều năm liền bà không thể ngủ mà chỉ thức trắng, mơ về ngày sinh được con.
Áp lực sinh cháu đích tôn cho gia đình chồng khiến bà đau khổ. Có lúc, bà chán nản, muốn buông xuôi hi vọng mang thai, sinh nở. Thậm chí, bà nhiều lần giục chồng thôi mình, cưới vợ khác để có con.
“Tôi nói anh cứ lấy người khác để sinh con cho bố mẹ vui nhưng ông ấy không đồng ý. Ông ấy nói nếu không có con thì thà ở vậy với tôi chứ nhất định không lấy vợ khác”, bà Hồng kể.
Năm 1987, bà được chuyển công tác vào tỉnh Long An. Việc thay đổi môi trường đem lại cho bà niềm vui sinh nở. Bà cấn bầu và sinh người con trai đầu lòng.
Sinh con ở thời bao cấp khiến cuộc sống vợ chồng bà vốn đã khó khăn càng thêm thiếu thốn. Có hôm nhà hết gạo, bà phải luộc đậu đũa ăn thay cơm.
Lương thấp, ông An gần như không phụ giúp gì được vợ con. Để có tiền trang trải, bà Hồng học đan len, móc giỏ... rồi đem lên chợ Bến Thành bán.
Thời điểm đó, ông An ở đơn vị, cuối tuần mới về thăm vợ con. Mẹ con bà Hồng vì thế mà luôn côi cút trong căn nhà tạm, dựng giữa bãi tha ma.
Khi sinh đứa con thứ 2, bà Hồng lâm bệnh, nằm liệt giường 6 tháng. May thay, ông bà được bạn bè, đồng nghiệp giúp đỡ. Sau đó, vì có trình độ, bà được đơn vị của chồng tạo điều kiện, nhận vào làm việc.
Tại chương trình, bà Hồng nói mình lấy chồng không trải qua thời gian tìm hiểu, yêu đương. Thậm chí, cả hai chỉ gặp nhau đôi lần trước khi trở thành vợ chồng. Tuy vậy, sau 40 năm về chung một nhà, cả hai chưa bao giờ nặng lời với nhau. Cuối chương trình, ông An gửi đến vợ bức thư dạt dào cảm xúc.
Sau đó, ông bà trao nhau chiếc nhẫn như một cách nhắc lại kỷ niệm ngày thành vợ thành chồng.
Mẹ đơn thân đến với người yêu cũ vì câu nói của con trai
Sau ly hôn, nhận được sự quan tâm của người yêu cũ, mẹ đơn thân quyết định mở lòng và có cái kết đẹp như mơ.