发布时间:2025-01-12 18:16:19 来源:Fabet 作者:World Cup
Quang cảnh khai mạc Hội nghị tổng kết 5 năm lần thứ 5 (RC-5) về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học - CWC.
Tại Hội nghị kiểm điểm lần thứ 5 diễn ra ở La Haye (Hà Lan) từ ngày 15-19/5 để đánh giá việc thực hiện Công ước cấm vũ khí hóa học (CWC) trong 5 năm qua và đề ra định hướng chiến lược cũng như những ưu tiên hoạt động và các biện pháp,ệtNamcamkếtthựchiệnđầyđủCôngướccấmvũkhíhóahọnhận định trận verona nguồn lực để thực hiện các mục tiêu cơ bản trong 5 năm tới, Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan Phạm Việt Anh, đại diện thường trực Việt Nam tại Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW), đã khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm CWC.
Đại sứ Phạm Việt Anh tham dự hội nghị theo sự ủy quyền của Chính phủ Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ hoan nghênh những thành tựu to lớn mà OPCW và các quốc gia thành viên đã đạt được trong thời gian qua, góp phần tiêu hủy hoàn toàn vũ khí hóa học đã khai báo; đồng thời nêu cao vai trò không thể thiếu của tổ chức này như một công cụ quan trọng để gìn giữ an ninh và hòa bình cho một thế giới không còn vũ khí hóa học nói riêng và vũ khí hủy diệt hàng loạt nói chung.
Theo Đại sứ Phạm Việt Anh, Hội nghị kiểm điểm lần thứ 5 của OPCW là một sự kiện quan trọng và là minh chứng cho nỗ lực chung của tất cả các quốc gia về sức mạnh của ngoại giao, chủ nghĩa đa phương và sự tôn trọng hệ thống quốc tế dựa trên các quy định của luật pháp quốc tế.
Đại sứ tái khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ không phổ biến và giải trừ hoàn toàn, có kiểm chứng vũ khí hủy diệt hàng loạt, bao gồm vũ khí hóa học; lên án mọi hành động sử dụng vũ khí hóa học bởi bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, dưới bất kỳ hoàn cảnh nào và vì bất kỳ động cơ nào. Việt Nam khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm công ước CWC.
Nhân dịp này, Đoàn Việt Nam đã đề nghị và kêu gọi các hoạt động của OPCW cần tuân thủ nghiêm chỉnh các chức năng, nhiệm vụ được quy định tại công ước CWC; tăng cường tính công khai, minh bạch, khách quan và không bị chính trị hóa; tăng cường hợp tác, đối thoại để giải quyết các khác biệt.
OPCW cần phát huy chức năng và khả năng của mình đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia trong việc phát triển công nghiệp hóa chất một cách an toàn và an ninh, vì mục đích hòa bình.
OPCW cũng cần tạo điều kiện hơn cho việc tận dụng nguồn nhân lực từ các nước đang phát triển, trong đó chú trọng sự cân bằng địa lý; ủng hộ ý tưởng xây dựng và nhân rộng các trung tâm khu vực để kết nối nguồn lực triển khai công ước, trong đó có việc thực hiện Sáng kiến thành lập Trung tâm khu vực ASEAN về nâng cao năng lực thực thi CWC.
Việt Nam cũng đề nghị phát huy vai trò của Trung tâm Hóa học và Công nghệ (ChemTech) trong công tác hỗ trợ trang thiết bị, đào tạo nhân viên cho các quốc gia thành viên và mở thêm cơ hội cho cán bộ các nước thành viên làm việc tại Chemtech, nhất là các nước đang phát triển.
Hội nghị kiểm điểm lần thứ 5 của OPCW do Đại sứ Hà Lan tại OPCW Henk Cor van der Kwast chủ trì với vai trò Chủ tịch, cùng các Phó Chủ tịch được các nhóm nước theo khu vực địa lý đồng thuận cử ra.
Tham dự Hội nghị có 800 đại biểu, đại diện cho 137 quốc gia thành viên, 2 quốc gia quan sát viên (Israel và Nam Soudan), 14 tổ chức quốc tế, các cơ quan chuyên môn, 74 tổ chức phi chính phủ, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, đào tạo, tổ chức xã hội dân sự và báo giới.
Song song với hội nghị chính thức có 27 sự kiện bên lề nhằm thông tin cụ thể hơn cho các đại biểu về chức năng, nhiệm vụ và sự song hành, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức đối với việc xác định, tiêu hủy vũ khí hóa học; kiểm tra, xác minh hóa chất và hỗ trợ phát triển ngành hóa chất phục vụ mục đích hòa bình.
Tại hội nghị, đã có hơn 100 ý kiến phát biểu đại diện cho nhóm các quốc gia khu vực như nhóm châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và Caribe, các nước không liên kết và Trung Quốc, nhóm các nước ASEAN..., đại diện các tổ chức quốc tế và tổ chức liên chính phủ như Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO); cùng các cơ quan chuyên môn, hiệp hội hóa học... và đặc biệt là phát biểu của các quốc gia thành viên.
Tuyệt đại đa số các ý kiến đều khẳng định thành tựu trong việc tiêu hủy vũ khí hóa học đã khai báo và xây dựng thành công ChemTech, khẳng định sự đồng thuận của cộng đồng các quốc gia thành viên về sự cần thiết của CWC và OPCW như công cụ thiết yếu để giữ gìn an ninh, hòa bình của thế giới, ngay cả khi đã tiêu hủy xong toàn bộ vũ khí hóa học được khai báo, đúng như lời khẳng định trong phiên khai mạc của Tổng Giám đốc OPCW, Đại sứ Fernando Arias.
Tuy nhiên, hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh mâu thuẫn nổi bật giữa Mỹ và phương Tây với Nga, Trung Quốc và Syria chưa được giải quyết. Vì vậy, nhiều vấn đề được nêu trong dự thảo Báo cáo liên quan đến các vụ sử dụng vũ khí hóa học tại Syria, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Iraq, Malaysia và Nga không đạt được đồng thuận hoàn toàn của các quốc gia thành viên. Do đó, hội nghị đã không có Báo cáo kết luận, thay vào đó chỉ là Báo cáo diễn biến.
Hội nghị đã ghi nhận và coi tất cả các ý kiến đóng góp là cơ sở, căn cứ và định hướng để OPCW đề ra kế hoạch và hành động trong thời gian tới, như kỳ vọng của cộng đồng quốc tế đối với tổ chức này.
Công ước cấm vũ khí hóa học được các quốc gia ký kết năm 1993 và có hiệu lực năm 1997. Việt Nam ký tham gia công ước từ ngày đầu tiên, 14/1/1993.
Tính đến nay, OPCW hoạt động được 26 năm và các quốc gia đã tiêu hủy được hơn 99% số vũ khí hóa học đã khai báo dưới sự kiểm soát của tổ chức này. Số vũ khí còn lại cũng đã được Mỹ cam kết tiêu hủy hết trước ngày 30/9 năm nay.
Trong số các hiệp ước giải trừ quân bị, CWC là công ước thành công nhất trong việc tiêu hủy vũ khí hủy diệt hàng loạt. Vì vậy, OPCW đã được nhận Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2013./.
TheoTTXVN
相关文章
随便看看