Các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió không thải ra CO2 và các khí nhà kính khác nhằm góp phần vào sự nóng lên toàn cầu. Nhờ đó,ìsaođiệnmặttrờimáinhàđượckhuyếnkhíchlắpđặtởcáchộgiađìket qua hang 2 mexico hai nguồn năng lượng này đang được khuyến khích đầu tư theo chủ trương của Chính phủ, căn cứ vào Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 đã được phê duyệt theo Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, năng lượng mặt trời đang được nhiều hộ gia đình chạy đua lắp đặt nhiều hơn cả, phần vì tối ưu được diện tích sử dụng và được hưởng những chính sách ưu đãi từ ngành điện. Hưởng ưu đãi về giá Theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày 22/05/2020, giá mua điện mặt trời mái nhà mà EVN chi trả cho các hộ gia đình là 8,38 cent (khoảng 1.943 đồng một kWh). Nhưng giá mua này chỉ áp dụng cho các hệ thống điện mặt trời mái nhà có công suất không quá 1 MW và đấu nối vào lưới điện có điện áp từ 35 kV trở xuống, được vận hành trong khoảng từ 01/07/2019 đến 31/12/2020. Thời gian áp dụng mức giá mua ưu đãi này tối đa là 20 năm kể từ ngày vào vận hành phát điện. Ngoài ra, suất đầu tư mỗi kWp(công suất tối đa) điện mặt trời mái nhà cũng đã giảm một nửa so với vài năm trước, đủ để hấp dẫn nhà đầu tư là các hộ gia đình có mái nhà ‘nhàn rỗi’.
Lợi ích lâu dài Giá lắp 1 kWp điện mặt trời mái nhà hiện chỉ rơi vào khoảng 14 triệu đồng (giảm hơn một nửa so với trước kia). Theo tính toán, sản lượng điện mỗi năm mà hệ thống 1kWp tạo ra là 1.372 kWh. Theo giá mua điện cố định đã nói ở trên, như vậy mỗi năm hệ thống này tạo ra doanh thu khoảng 2,6 triệu đồng. Với các tấm pin có tuổi thọ tối thiểu từ 12-20 năm, hộ gia đình có thể hoàn vốn sau trung bình từ 7-8 năm. Trong khi đó, giá điện sẽ khó rẻ hơn trên thị trường bán lẻ cạnh tranh, theo ý kiến của nhiều chuyên gia. Đồng thời, tình hình thời tiết nắng nóng dẫn đến nhu cầu sử dụng điện năm nay luôn tăng so với năm trước, vì thế điện mái nhà không chỉ giúp chủ hộ cân đối được khoản tiền điện phải đóng hàng tháng, mà còn làm 'nguội' căn nhà do giảm bớt lượng ánh nắng mặt trời mà căn nhà phải hấp thụ. Giảm áp lực cho ngành điện Giai đoạn 2021-2025, Việt Nam có thể đối mặt nguy cơ thiếu hụt điện năng, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm của mùa hè. Do đó, mục tiêu phát triển điện mặt trời mái nhà là giảm áp lực cấp điện tại chỗ mà không phải đầu tư thêm nhiều vào đường truyền tải điện hiện có của ngành điện. Xa hơn, điện mặt trời sẽ giúp giảm lượng phát thải khí nhà kính vào môi trường, giảm nhu cầu về cơ sở hạ tầng để sản xuất năng lượng, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giảm bớt biến động về giá cả, cắt giảm chi phí đầu tư, giảm phụ tải, giảm tổn thất, tăng lợi nhuận cho các nhà máy điện. Có thể thấy, các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà ở Việt Nam đang hấp dẫn chưa từng thấy. Tuy nhiên, người dân cần có sự tìm hiểu, xác định rõ nhu cầu và công suất lắp đặt, tránh việc lợi dụng chính sách để trục lợi, gây lãng phí nguồn tài nguyên cho ngành điện. Phương Nguyễn Những nguyên tắc vàng khi lái xe dưới trời mưaLái ô tô dưới trời mưa bão luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn và các sự cố dẫn tới xe ngập nước, chết máy, hỏng động cơ… Dưới đây là những nguyên tắc vàng bạn cần lưu ý. |