Bài 4: Nghĩa vụ quốc tế vẻ vang Ngày 7-1-1979,ấychínhnghĩađểthắnghungtàn–Bàdortmund đấu với bochum Campuchia tuy được giải phóng nhưng đất nước này gần như bị tàn phá, phải bắt đầu lại từ con số 0 trong tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, Chính phủ hai nước Việt Nam- Campuchia đã ký kết Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác toàn diện với phương châm “Ngành giúp ngành, tỉnh giúp tỉnh, huyện giúp huyện”.
Ký ức một thời Sau thắng lợi vĩ đại ngày 7-1-1979, tuy bộ máy thống trị của tập đoàn Pôn Pốt từ Trung ương đến cơ sở đã bị đánh đổ nhưng tàn quân Pôn Pốt còn khoảng 4 vạn tên do bọn đầu sỏ chỉ huy rút chạy ẩn náu ở các vùng biên giới phía Tây, Tây Bắc và một số nơi trong nội địa, dựa vào sự giúp đỡ của bên ngoài tiếp tục chống phá cách mạng Campuchia. Chúng đẩy mạnh các hoạt động chính trị, ngoại giao, hòng tạo sức ép đẩy Quân tình nguyện Việt Nam ra khỏi Campuchia để nhân khi lực lượng cách mạng của nước bạn còn yếu, chúng hy vọng phản công chiếm lại thủ đô Phnôm Pênh với ảo tưởng lập lại chính quyền phản động diệt chủng. Và lúc này, đất nước Campuchia gần như phải bắt đầu đi từ con số 0 trong tất cả các lĩnh vực. Một đất nước bị tàn phá nặng nề, người dân bị tàn sát, kinh tế bị kiệt quệ. Trước tình thế đó, ngày 18-2-1979, tại thủ đô Phnôm Pênh, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Heng Samrin thay mặt Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia ký Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Hai bên cam kết hết lòng ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt, bằng mọi hình thức cần thiết nhằm tăng cường khả năng bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và công cuộc lao động, kiến quốc, hòa bình của nhân dân mỗi nước. Thực hiện những cam kết ghi trong Hiệp ước, sau ngày chiến thắng, Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam lại tiếp tục sát cánh cùng các lực lượng yêu nước và nhân dân Campuchia ngăn chặn sự quay trở lại của chế độ diệt chủng, mang lại sự hồi sinh cho đất nước Chùa Tháp, vì hòa bình, ổn định ở khu vực. Hàng ngàn cán bộ, chuyên gia Việt Nam được cử sang, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam ở lại tiếp tục giúp cách mạng và nhân dân Campuchia. Nhờ đó, lực lượng cách mạng Campuchia dần dần lớn mạnh, từng bước bảo vệ vững chắc công cuộc xây dựng, hồi sinh đất nước, tạo điều kiện để Quân tình nguyện Việt Nam rút dần về nước. Với Đại tá Nguyễn Văn Vẹn, nguyên Trung đội trưởng Trung đội 7, Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 732 (55), Sư đoàn 303 Quân khu 7 thì ký ức về những năm tháng làm quân tình nguyện là nhớ những hy sinh vô bờ bến của cán bộ, chiến sĩ trực tiếp giáp mặt kẻ thù, của những chiến sĩ ngày đêm sống trong phum làng xa xôi. Ông kể, tháng 2-1979, ông được điều sang phum Dum Đâm Prây, xã Tà Rộp, huyện Cheang P‘Rây, tỉnh Kam Pông Chàm làm Trung đội trưởng. Đơn vị có nhiệm vụ vừa đánh địch vừa giúp bạn xây dựng chính quyền.
友情链接 |