Có một tổ chức tình báo giữa lòng địa đạo_lich thi dau bong da nam

时间:2025-01-16 05:09:30 来源:Fabet

 Trong những năm kháng chiến chống Mỹ,ómộttổchứctìnhbáogiữalòngđịađạlich thi dau bong da nam vùng Nam Bến Cát, Củ Chi, Bến Súc có tới gần 20 cơ quan của ta đóng quân. Do sự ác liệt của những trận càn nên một số cơ quan của ta ít nhiều bị thiệt hại. Tuy nhiên, có một đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt vẫn hiên ngang trụ vững dưới mưa bom bão đạn cho đến ngày đất nước thống nhất, đó là Cụm tình báo chiến lược H63. Đơn vị anh hùng gắn liền với những con người lừng danh trong làng tình báo như thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, đại tá Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), thiếu tá Nguyễn Thị Ba, Hai Thương…

 Huyền thoại H63

Thời đánh Mỹ, Cụm tình báo H63 được bố trí thành 3 tuyến gồm tuyến hoạt động trong nội thành Sài Gòn, tuyến sống hợp pháp với địch trong ấp chiến lược và lực lượng vũ trang của đơn vị trong lòng du kích. Cụm tình báo H63 là đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) và điều đặc biệt là trong 3 tuyến của cụm đều có những cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

Nổi tiếng nhất trong cụm tình báo này là tuyến hoạt động trong nội thành Sài Gòn gồm các điệp viên Phạm Xuân Ẩn - phóng viên thường trú Tạp chí Times (Mỹ), bà Tám Thảo - trợ lý cho viên thiếu tá tình báo Mỹ, cố vấn Bộ Tư lệnh hải quân ngụy. Ngoài ra còn phải kể đến bà Nguyễn Thị Ba, giao thông mật đặc biệt với ông Ẩn. Thiếu tướng Ẩn đã qua đời từ năm 2006, nhưng những công tích trong nghề tình báo của ông gần đây đã được công bố khá cụ thể. Giáo sư sử học người Mỹ Larry Berman đã viết về ông với tên gọi “Điệp viên hoàn hảo”. Nói về tướng Ẩn, nhiều người trong và ngoài nước đều ngạc nhiên và thán phục! Trong vai trò là nhà tình báo chiến lược, những báo cáo kế hoạch của ông sinh động và chính xác đến không ngờ. Giai đoạn năm 1963, sau khi anh em Ngô Đình Diệm bị đảo chính, ông đã khẳng định Mỹ chưa chịu ngừng tay ở Việt Nam, cho dù nhiều ý kiến đã suy nghĩ khác. Mãi đến tận năm 1965, Mỹ chính thức công bố, tiếp tục tăng viện cho miền Nam Việt Nam thì người ta càng biết vai trò đặc biệt của Phạm Xuân Ẩn. Sở dĩ Phạm Xuân Ẩn tự tin như vậy vì ông hiểu người Mỹ hơn ai hết, “họ đã đổ quá nhiều tiền của vào đây rồi”!

Ông Tư Cang (hàng trên, thứ 2 từ phải qua) trong buổi mít-tinh mừng ngày toàn thắng 30-4-1975 trước dinh Thống Nhất (ảnh do nhân vật cung cấp)

Căn cứ của H63 đóng ở Củ Chi và vùng Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát. Khi địch càn bên này thì đơn vị đột nhập qua bên kia, cơ động “xuất quỷ nhập thần” mà địch không hề hay biết. Đại tá, Anh hùng LLVTND Tư Cang, tức Nguyễn Văn Tàu, nguyên Cụm trưởng H63 kể lại: Trừ lực lượng hoạt động ở Sài Gòn và lực lượng hoạt động công khai thì lực lượng vũ trang của cụm không đông lắm, chỉ khoảng 10 người và chủ yếu sống trong lòng địa đạo ở Củ Chi và Tây Nam Bến Cát. Mùa hè năm 1967, diễn ra trận càn Xê-đa-phôn, lúc đầu tôi đếm được địch dùng 27 chiếc B52 thả bom vùng Tam giác sắt, Củ Chi, tiếng nổ nghe như sấm rền. Từ trong ấp chiến lược, anh em phải khiêng thương binh ra bờ sông Sài Gòn kiếm xuồng đưa qua sông rồi tiếp tục vượt qua cánh đồng An Tây để về căn cứ mới. Địch càn bố rất ác liệt, nhưng sau khi lo cho thương binh chúng tôi lập tức xuống địa đạo tổ chức chiến đấu. Mọi người chiến đấu kiên cường, dũng cảm để bảo vệ căn cứ, bảo vệ điện đài vô tuyến, có cơ yếu giữ luật mật mã để dịch điện. Bom đạn địch dội liên tục nhưng trong lòng đất lúc ở Củ Chi, lúc ở Tây Nam Bến Cát, Cụm tình báo H63 vẫn hoạt động bình thường. Tối đến, anh em vẫn vào được ấp chiến lược để giao nhận tài liệu và kiếm gạo, thực phẩm, pin cho máy vô tuyến.

Anh hùng Tư Cang kể tiếp: Suốt trận càn Xê-đa-phôn, địch phải tức tối quay cuồng vì H63. Với bom đạn dữ dội như vậy, chúng cứ tưởng dưới lòng đất không còn sự sống. Thế nhưng, khi màn đêm buông xuống, tín hiệu điện đài của H63 vẫn tích tè vang lên từ trong lòng đất. Suốt trận càn, địch đã dùng mọi cách nhưng vẫn không thể mò tìm ra được những con người kiên cường của H63. Nhờ công tác tình báo mà ở giai đoạn cuối trận càn Xê-đa-phôn, ta kịp thời rút quân, nếu không sẽ chịu thiệt hại nặng nề. Ông Tư Cang nói: “Trong lúc cuộc chiến giằng co, chúng tôi được tin tình báo cho biết: Ngày hôm sau địch sẽ bơm nước vào địa đạo nên kịp thời thông tin để quân ta rút gọn. Trong hơn 10 năm bám trụ vùng Tam giác sắt, lực lượng võ trang của H63 gồm 45 người nhưng đã hy sinh 27 và bị thương 14 đồng chí”.

Nhớ lại một trận càn kiểu Mỹ

Sau thất bại thảm hại trong trận càn Xê-đa-phôn, Mỹ - Ngụy đã bớt huênh hoang, song chúng vẫn thường xuyên tổ chức những cuộc càn chớp nhoáng nhằm tiêu diệt sinh lực của ta. Đặc thù của những trận càn này là, địch dùng loại máy bay cơ động nhanh, phối hợp với xe tăng, bộ binh phục sẵn. Khi phát hiện cán bộ của ta, máy bay lao xuống dội bom, sau đó xe tăng và bộ binh bao vây nhằm tiêu diệt hoặc bắt sống cán bộ. Thủ đoạn này của địch, có lúc đã gây bất ngờ cho ta. Theo lời ông Tư Cang, một buổi chiều cuối năm 1968, ông từ Sài Gòn về chiến khu để sinh hoạt với đội võ trang. Cô giao thông mật đưa ông về ấp chiến lược Phú Hòa Đông ẩn trong một cơ sở cách mạng. Tối đến, các du kích đưa ông vượt sông Sài Gòn qua địa đạo An Tây, Bến Cát. Đi suốt đêm đến sáng mới tới được căn cứ địa đạo. Anh em gặp nhau tay bắt mặt mừng, cùng nhau rời địa đạo lên một căn hầm lộ thiên để trò chuyện. Đây là kiểu hầm dành sinh hoạt nội bộ nằm cách địa đạo khoảng 100m. Hầm không có nắp, chỉ ngụy trang phía trên bằng cây chồi, dây leo hoang dại chằng chịt để phi cơ trinh sát của địch không phát hiện được. Thường những lúc chiến trường yên lặng, mọi người vào căn hầm khá rộng này để nghe phổ biến chủ trương. Thế nhưng hôm đó, trong lúc ông và mọi người đang trò chuyện, bỗng 2 chiếc trực thăng của Mỹ bất thần xuất hiện lao nhanh đến căn hầm mọi người đang ngồi, sau đó quay tròn lại bao vây. Nhớ lại sự kiện này, ông Cang phân tích: “Không biết bằng cách nào mà chúng biết rõ căn hầm và cuộc càn lại trùng hợp với thời gian tôi từ Sài Gòn mới ra chiều hôm qua? Đó vẫn còn là một nghi vấn bí ẩn!”.

Quá nguy hiểm, Tư Cang ra lệnh: “Tất cả cầm vũ khí chạy lên hầm núp”. Hầm núp là một đoạn hầm dài chừng 10m dùng để tạm tránh đạn pháo khi đang sinh hoạt. Hai chiếc trực thăng vẫn quần sát trên đầu, bao vây không cho ai chạy thoát. Không thể trụ mãi dưới hầm núp này được mà phải chạy vào địa đạo mới chắc ăn. Từ hầm trú ẩn đến địa đạo khoảng 100m. Tư Cang nghĩ, nhất thiết phải chạy một cuộc nước rút mới an toàn, nếu tính không kỹ mọi người sẽ thương vong. Bằng kinh nghiệm chiến trường, ông Cang dự đoán, chắc chắn 2 chiếc trực thăng sẽ tản ra để cho phản lực vào ném bom nên ông ra lệnh: “Khi nào trực thăng tản ra, phản lực chưa kịp vào ném bom, tôi hô chạy là tất cả phải lao nhanh về phía miệng địa đạo”.

Mọi việc diễn ra đúng như dự tính của người cụm trưởng. Nhưng oái oăm thay, do ông Tư Cang vừa ở Sài Gòn ra nên không biết miệng địa đạo ở đâu đành phải chạy vòng vo tránh đạn. Tưởng sẽ sa vào tay địch, nhưng may mắn ông nhận ra được một cánh tay của đồng đội vẫy vào hầm địa đạo. Kể đến đây, ông Cang bùi ngùi tâm sự: “Đồng chí giơ tay vẫy tôi bị thương rất nặng nhưng vẫn cố cứu thủ trưởng. Nếu hôm đó không có đồng chí ấy chắc chắn tôi sẽ chết hoặc bị bắt sống…”.

Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi và ông Tư Cang diễn ra giữa Sài Gòn trong những ngày tháng tư lịch sử. Năm nay, ông Tư Cang đã bước sang tuổi 87 nhưng trông còn rất minh mẫn. Ra về rồi nhưng tôi vẫn nhớ ánh mắt của ông bừng sáng lên khi biết chúng tôi sẽ viết bài về vùng Tam giác sắt, nơi ông và đồng đội đã có một thời gian chiến đấu đầy gian lao vất vả cho đến khi ca vang khúc khải hoàn trong ngày 30-4 lịch sử.

KIẾN GIANG

推荐内容