您的当前位置:首页 >Nhận Định Bóng Đá >Vang mãi khí thế tổng tiến công mùa xuân 1975 – Bài 3_keocopa 正文

Vang mãi khí thế tổng tiến công mùa xuân 1975 – Bài 3_keocopa

时间:2025-01-19 07:08:03 来源:网络整理编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Tin thể thao 24H Vang mãi khí thế tổng tiến công mùa xuân 1975 – Bài 3_keocopa

Bài 3: Tự hào cống hiến

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam,ãikhíthếtổngtiếncôngmùaxuân–Bàkeocopa thống nhất đất nước, giờ đây những người thuộc thế hệ sinh năm 1975 đã trưởng thành. Với mỗi người con được sinh ra vào năm 1975, có lẽ ai cũng rất tự hào vì năm sinh được gắn với mốc son chói lọi lịch sử của dân tộc. Niềm tự hào đó luôn thôi thúc họ cống hiến, góp sức mình vào quá trình phát triển của quê hương đất nước…

Tiếp nối truyền thống

Thượng tá Nguyễn Đức Danh, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) TX.Bến Cát sinh ra vào đầu năm 1975 tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, một vùng đất giàu truyền thống cách mạng. “Ðất quê ta đào lên đâu cũng đỏ/Sông núi quê ta đâu cũng có anh hùng”, là những câu thơ người ta thường ví von khi nhắc tới mảnh đất này. Hồi đó, bố mẹ anh Danh cưới nhau, rồi quyết định xa nhau lên đường chiến đấu, bố anh Danh nhập ngũ, chiến đấu ở đường Trường Sơn huyền thoại; mẹ anh Danh tham gia thanh niên xung phong ở vùng đất Quảng Trị anh hùng. Năm 1974 họ cùng nhau trở về quê hương Can Lộc, tháng 1-1975, anh Nguyễn Đức Danh ra đời…


Thượng tá Nguyễn Đức Danh: “Trong tâm hồn tôi, được sinh ra vào năm 1975 là thời khắc vô cùng thiêng liêng. Chính điều này luôn nhắc tôi sống có trách nhiệm hơn, có ý thức vươn lên, phấn đấu nhiều hơn trong cuộc sống… ”

“Sinh ra vào năm đất nước thống nhất, khi tiếng bom rơi, đạn nổ đã không còn; được sống trong tình yêu thương, đoàn tụ của gia đình, đối với tôi là niềm tự hào”, anh Danh nói. Có lẽ, trong những năm tháng lớn khôn, anh Danh và các em luôn được bố mẹ kể về những ký ức hào hùng của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong đó, có ông nội anh, người đảng viên tham gia kháng chiến chống Pháp, hay người cậu đáng quý đã hy sinh lúc anh còn chưa chào đời… Có lẽ, những lời kể của bố, của mẹ đã giúp anh thấu hiểu được ý nghĩa, sự quý giá của hòa bình, độc lập và từ đó phấn đấu học tập, vươn lên trở thành người có ích cho xã hội như hôm nay.

Tuy đất nước đã được giải phóng, thế nhưng đời sống bà con lúc này vẫn còn đói khổ. Ngày đó, dù còn rất nhỏ nhưng các bạn đồng niên như anh đã được trải nghiệm những khó khăn, vất vả trong thời kỳ đầu tái thiết đất nước sau hòa bình. Anh Danh nói: “Những cái khổ đó, chẳng là gì so với sự hy sinh mà cha ông ta đã trải qua trong thời gian chiến tranh. Những đau thương, mất mát trong chiến tranh càng khiến tôi trân trọng giá trị của hòa bình, độc lập, tự do. Mình có khổ, có cực đi chăng nữa thì cũng chẳng thấm tháp gì…”.

Bằng trách nhiệm của người con cả trong gia đình, anh Danh phấn đấu học hành, hiện thực hóa khát vọng vươn lên. Cuối năm 1994, anh vào Bình Dương lập nghiệp, trải qua đủ nghề, làm đủ thứ việc. Khi biết được thông tin trường Sĩ quan Lục quân 2 tổ chức kỳ thi tuyển sinh (tháng 7-1995), anh vội vàng làm hồ sơ để thi tuyển và trúng tuyển. Sau 3 năm học tập, anh được biên chế về Quân khu 7; rồi tiếp tục được điều về Bộ CHQS tỉnh Bình Dương. Sau 3 năm công tác, anh bén duyên với Ban CHQS TX.Bến Cát 2001. Từ năm 2020, anh là Chỉ huy trưởng Ban CHQS TX.Bến Cát…

Với nhiệm vụ của một chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ tham gia bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế trong thời bình, anh Danh đã gắn bó với mảnh đất Bình Dương ngót nghét cũng đã 26 năm nay. Suốt nhiều năm qua, anh luôn phấn đấu không ngừng nghỉ. Anh Danh chia sẻ: “Trong tâm hồn tôi, được sinh ra vào năm 1975 là thời khắc vô cùng thiêng liêng. Chính điều này luôn nhắc tôi sống có trách nhiệm hơn, có ý thức vươn lên, phấn đấu nhiều hơn trong cuộc sống”.

“Trả ơn cuộc đời …”

Thế hệ sinh năm 1975 là một thế hệ đặc biệt, sinh ra và lớn lên trong những năm tháng đất nước thống nhất, bước vào quá trình tái thiết, chứng kiến và tham gia vào thời kỳ đổi mới đầy sôi động. Chị Ngô Ngọc Diệp, Phó phòng Tổ chức Hành chính quản trị, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần May mặc Bình Dương (Tổng Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bình Dương) là một điển hình như thế. Tuy lớn lên trong hòa bình, tuổi thơ của thế hệ 1975 vẫn còn nhiều gian khó, đất nước sau chiến tranh còn thiếu thốn, cuộc sống của người dân còn nhiều vất vả.


Chị Ngô Ngọc Diệp (trái) luôn gần gũi, quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động

Chị Diệp chia sẻ: “Sinh ra trong giai đoạn đất nước vừa giành được độc lập, gầy dựng lại sau chiến tranh, đời sống còn khó khăn. Từng trải qua những bữa đói ăn, nhớ những bữa cơm độn khoai lang, khoai mì… đã giúp tôi trân quý từng bữa ăn, không xa hoa lãng phí, có khát vọng vượt khó vươn lên. Trong tôi luôn thôi thúc ý chí, chỉ có con đường học tập, vươn lên để thoát cảnh khó khăn. Có thể nói chính từ những khó khăn đã rèn luyện cho mình tính tự lập và phấn đấu vươn lên cao độ”.

“Thế hệ 1975 tiếp nối thế hệ đi trước, tiếp nối truyền thống cách mạng. Những người thân của tôi đã bị chiến tranh cướp mất, bà nội bị giặc tàn sát, các chú, các anh cũng hy sinh nơi chiến trường. Thế hệ chúng tôi chỉ được nghe những câu chuyện kể từ cha, ông nhưng cũng đủ để hun đúc nên tinh thần tự lực, tự cường, cũng như quyết tâm viết tiếp lý tưởng, để trả ơn những hy sinh, mất mát của thế hệ đi trước”, chị Diệp bộc bạch.

Với nghị lực vượt khó, quyết tâm cao phải vào đại học, chị Diệp đã biến ước mơ thành hiện thực. Để có những thành quả hôm nay là cả quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ. Hiện tại đã trải qua cuộc sống khó khăn nên chị quan niệm mình luôn phải yêu thương và đặt mình vào vị trí người khác, yêu thương và trả ơn cuộc đời bằng việc giúp đỡ cho những người lao động; đặc biệt trong công việc phải luôn nghĩ đến cái chung, yêu thương người lao động.

Với cương vị chủ tịch công đoàn, trong những năm qua, chị Diệp cùng ban chấp hành công đoàn công ty quan tâm, thực hiện nhiều chính sách chăm lo cho người lao động, đặc biệt là phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ. Theo đó, công ty bố trí phòng vắt sữa cho phụ nữ nuôi con nhỏ, ở xí nghiệp may 2 còn bố trí phòng nghỉ trưa dành riêng cho phụ nữ có thai, thực hiện chế độ cấp sữa hàng tháng cho người lao động, trang bị ghế đá cho người lao động nghỉ ngơi; quan tâm đến bữa ăn cho người lao động… Bên cạnh đó, công đoàn công ty còn phát động phong trào “lá lành đùm lá rách”, chung tay góp sức giúp đỡ các hoàn cảnh vượt qua khó khăn, cùng rất nhiều hoạt động chăm lo khác...

Bằng tất cả những nỗ lực chăm lo cho người lao động, chị Diệp luôn nhận được tình cảm từ công nhân lao động công ty; từ đó tiếp thêm cho chị niềm vui, động lực để tiếp tục hành trình “trả ơn cuộc đời”…

Đến nay, thế hệ sinh năm 1975 như anh Danh, chị Diệp đã trưởng thành và khẳng định được vị trí của mình. Nhiều người giờ đang giữ những cương vị trọng trách ở các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị cũng như các doanh nghiệp trong tỉnh. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống riêng, nhưng ở họ vẫn luôn có chung một niềm tự hào là đã được sinh ra vào đúng năm đất nước thống nhất…

H.THỦY - N.NHƯ