Đây chỉ là một trong số những kết quả đáng ghi nhận sau 10 năm Luật CNTT được triển khai ở Việt Nam.
Chính phủ điện tử ngày càng hoàn thiện Trong hơn 10 năm qua,ànhngànhcôngnghiệptỷUSDsaunămtriểnkhaiLuậkq chelsea ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước đạt được nhiều kết quả tốt, tạo tiền đề cho xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam. Theo Báo cáo Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp quốc (E-Government 6 Development Index - IGDI) công bố tháng 8 năm 2016 (đánh giá thực trạng 2013 - 2015), Việt Nam xếp thứ 89 trên thế giới, tăng 10 bậc so với xếp hạng năm 2014; đứng thứ 6 trong khối các nước Đông Nam Á, đứng sau các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Brunei.
Về hạ tầng CNTT, đến nay đã cơ bản đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước và xã hội. Hạ tầng CNTT trong cơ quan nhà nước ngày càng được hoàn thiện, đủ đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT cơ bản. Hệ thống mạng nội bộ LAN các cơ quan nhà nước được duy trì ổn định, kết nối mạng Internet và mạng diện rộng để phục vụ tác nghiệp liên cơ quan. Trên quy mô quốc gia, mạng Truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước đã hình thành, kết nối tới các cơ quan ở địa phương tạo thành hệ thống mạng chuyên dùng của quốc gia. Đã có 58/63 tỉnh có Trung tâm dữ liệu; 62/63 tỉnh có Hội nghị truyền hình trực tuyến. Hạ tầng CNTT trong xã hội phát triển rất nhanh, cơ bản đã hình thành hạ tầng nền tảng cho phát triển chính phủ điện tử. Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính đã đạt đến con số 34% (năm 2008 là 20%), tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng đạt khoảng 30% (năm 2008 là 10%), tỷ lệ các doanh nghiệp có kết nối Internet băng rộng đạt khoảng 91% (năm 2008 là 60%), tỷ lệ thuê bao di động/100 dân khoảng 113 (năm 2008 là 80). Bên cạnh đó, tỷ lệ thuê bao di động/100 dân tăng với tốc độ rất nhanh với gần 113 thuê bao/100 dân (tỷ lệ này năm 2008 là 80 thuê bao/100 dân), trong đó điện thoại di động thông minh chiếm tỷ lệ ngày càng nhiều là một hạ tầng rất quan trọng trong triển khai ứng dụng CNTT, chính phủ điện tử. Công nghiệp CNTT tiến xa và có đóng góp quan trọng Theo đánh giá của Bộ TT&TT, ngành công nghiệp CNTT Việt Nam đã hình thành và có những bước phát triển mạnh mẽ, có giá trị xuất khẩu lớn và đóng góp quan trọng vào GDP quốc gia trong những năm gần đây. Tăng trưởng doanh thu bình quân toàn ngành công nghiệp CNTT trong 10 năm qua đạt trên 20%/năm. Giai đoạn 2009- 2016, tổng doanh thu toàn ngành tăng 11 lần, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 40%/năm, gấp hơn 5 lần tăng trưởng bình quân GDP của cả nước.
Luật công nghệ thông tin quy định ba loại hình công nghiệp CNTT gồm: Công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung. Trong ba lĩnh vực này, công nghiệp phần cứng, điện tử chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất. Tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp CNTT năm 2016 ước tính đạt 67,693 tỷ USD, trong đó công nghiệp phần cứng là 58,838 tỷ USD, công nghiệp phần mềm là 3,038 tỷ USD, công nghiệp nội dung số là 739 triệu USD và dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối) là 5,078 tỷ USD. So với năm 2009, tỷ trọng doanh thu phần cứng ngày càng tăng, cùng với đó là sự xuất hiện và tăng trưởng rất nhanh của lĩnh vực dịch vụ CNTT.
Những bất cập trong việc phát triển CNTT ở Việt Nam Về cơ bản, hệ thống pháp lý về CNTT trong thời gian qua đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, ngoài những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện Luật công nghệ thông tin được nêu trên, hệ thống pháp lý về CNTT cũng như các hoạt động triển khai ứng dụng, phát triển CNTT, công tác quản lý nhà nước về CNTT còn có những tồn tại, bất cập. Một số nội dung trong Luật chưa rõ cho cơ quan xây dựng, ban hành văn bản. Một số nội dung trong Luật giao thẩm quyền cho Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ ngành chưa được quy phạm hóa. Bên cạnh đó, có sự trùng lặp hoặc không thống nhất giữa các quy định của Luật công nghệ thông tin và các luật, văn bản dưới luật khác. Ngoài ra, các văn bản dưới luật còn bất cập, khó thực thi. Các quy định trong Luật về ngành công nghiệp CNTT chưa đầy đủ, không còn phù hợp với xu thế phát triển. Quy định phân loại ngành công nghiệp CNTT thiếu thống nhất. Việc phân loại các loại hình công nghiệp CNTT trong Luật công nghệ thông tin chưa đồng bộ, thống nhất với Hệ thống ngành kinh tế VN và phân loại CPC của Liên hợp quốc. Các cơ sở dữ liệu quốc gia được quan tâm triển khai xây dựng nhưng tiến độ còn chậm. Bộ Công an đang xây dựng dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng và đưa vào vận hành Cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp từ năm 2010; Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đã xây dựng được Cơ sở dữ liệu về người nộp thuế (bao gồm đối tượng cá nhân và doanh nghiệp); Bảo hiểm Xã hội đã tạo lập được Cơ sở dữ liệu cho hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế và nhiều Cơ sở dữ liệu khác; Bộ Giao thông vận tải đang triển khai thực hiện việc cấp Giấy phép lái xe dạng thẻ và xây dựng Cơ sở dữ liệu về giấy phép lái xe cá nhân… Nhìn chung, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia chưa được xây dựng kịp thời kịp đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế, xã hội. Ví dụ, những cơ sở dữ liệu quốc gia quản lý các thông tin quan trọng, cốt lõi như thông tin về dân cư, đất đai... chưa được hoàn thiện gây ra không ít khó khăn trong hoạt động ứng dụng CNTT, triển khai chính phủ điện tử tại nước ta. Bên cạnh đó, còn có một số vấn đề về nhận thức, nguồn nhân lực, kinh phí hoạt động và tổ chức bộ máy. Đây là những lý do dẫn đến việc cần phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CNTT sau 10 năm triển khai tại Việt Nam. Trọng Đạt |