Đây là một nội dung trong thông báo kết luận của Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm,ànthànhđềánsốhóatruyềnhìnhViệtNamvàocuốithábong dá sô Phó trưởng Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam tại phiên họp lần thứ 16 của Ban chỉ đạo này. Theo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020, 15 tỉnh nhóm VI gồm có Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.
Cùng với việc chốt thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại 15 tỉnh nhóm VI từ 0h ngày 28/12/2020, tại phiên họp thứ 16, Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam cũng đã nêu rõ các công tác trọng tâm cần được các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị liên quan tập trung để có thể hoàn thành Đề án đúng kế hoạch. Cụ thể, xác định việc phủ sóng DVB-T2, chuyển đổi công nghệ là nhiệm vụ quan trọng, Ban chỉ đạo yêu cầu Đài Truyền hình Việt Nam hoàn thành phủ sóng DVB-T2 với 4 tỉnh Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang trước ngày 15/12/2020. Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC hoàn thành chuyển đổi các trạm phát sóng từ DVB-T/MPEG-2 sang DVB-T2/MPEG-4. Công ty cổ phần Truyền hình số miền Bắc (DTV) tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng ra các tỉnh miền núi phía Bắc. Các đơn vị, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tiếp tục mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng phủ sóng DVB-T2 của mình. UBND các tỉnh chỉ đạo các Đài PT-TH địa phương sớm lựa chọn đơn vị, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng để truyền tải kênh chương trình của địa phương trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trước thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất. Đối với việc việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số, Ban chỉ đạo yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung triển khai, hoàn thành hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất (STB DVB-T2) và đầu thu truyền hình số qua vệ tinh (STB DTH) tại 15 tỉnh Nhóm IV trước ngày 28/12/2020. Ban chỉ đạo cũng lưu ý, thực tế triển khai trong thời gian qua cho thấy công tác hỗ trợ STB thường bị chậm so với kế hoạch, dẫn đến phải điều chỉnh thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất nhiều lần. Do đó, Ban Quản lý Viễn thông công ích cần xây dựng kế hoạch chi tiết, có giải pháp đảm bảo hoàn thành hỗ trợ STB cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện nhận hỗ trợ, báo cáo Bộ TT&TT (Vụ Quản lý doanh nghiệp) để có sự theo dõi, chỉ đạo kịp thời. Về công tác thông tin tuyên truyền, Ban chỉ đạo giao Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và các địa phương Nhóm IV đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Đề án số hóa truyền hình qua nhiều hình thức khác nhau như: video clip, tờ rơi, hệ thống phát thanh truyền hình, truyền thanh không dây, quảng cáo tấm lớn… Đồng thời, gia tăng tần suất thực hiện tuyên truyền trong khoảng thời gian gần tới thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC được yêu cầu đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên địa bàn các tỉnh Nhóm IV. UBND các tỉnh Nhóm IV cần chỉ đạo đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về số hóa truyền hình trên Đài PT-TH tỉnh, các phương tiện truyền thông và các hệ thống truyền thanh cơ sở. Trung tâm thông tin tiếp tục phối hợp với các đơn vị duy trì, vận hành tổng đài 19001559 hiệu quả đảm bảo giải đáp, tư vấn cho người dân thông tin về số hóa truyền hình một cách kịp thời, chính xác. Theo kế hoạch số hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 310/QĐ-TTg ngày 14/3/2018, các đài truyền hình trung ương và địa phương kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trên phạm vi cả nước trước ngày 31/12/2020.Được biết, hoàn thành Đề án này, Việt Nam sẽ là một trong số 75 nước trên thế giới tắt sóng truyền hình mặt đất và là một trong 4 nước trong khu vực ASEAN tắt sóng truyền hình mặt đất trong năm 2020. Việc triển khai tắt sóng truyền mặt đất thành công trong năm 2020 được nhận định không chỉ khẳng định sự tiến bộ của Việt Nam mà còn góp phần vào sự phát triển ICT ở Việt Nam trong thời gian tới. |