Khát vọng vươn lên mạnh mẽ_lịch bóng đá vô địch quốc gia pháp

Sau ngày giải phóng miền Nam,átvọngvươnlênmạnhmẽlịch bóng đá vô địch quốc gia pháp thống nhất đất nước (30-4-1975), cả nước nói chung và nhân dân Sông Bé - Bình Dương nói riêng bắt tay vào khôi phục sản xuất, tái thiết đất nước. Sau 49 năm, từ một địa phương bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, có xuất phát điểm thấp với kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, Bình Dương đã chuyển mình vươn lên mạnh mẽ, trở thành tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa hàng đầu của cả nước.

Tạo bước đột phá

Phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, với tư duy nhạy bén, tầm nhìn chiến lược và những quyết sách mang tính đột phá, Đảng bộ, chính quyền Sông Bé - Bình Dương đã huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Và ngay sau khi được chia tách từ tỉnh Sông Bé (1997), các thế hệ lãnh đạo của Bình Dương đã thể hiện ý chí quyết tâm cao, dám nghĩ, dám làm, nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức cụ thể hóa khát vọng vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội.

Bình Dương chuyển mình vươn lên mạnh mẽ, trở thành tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa hàng đầu của cả nước. Ảnh: QUỐC CHIẾN

Bình Dương đã chọn công nghiệp làm mũi đột phá trên tư duy nền tảng “Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư”, tạo nên những thành quả nổi bật. Cùng với đó, tỉnh đã tập trung cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) hiện đại; cùng với những chính sách ưu đãi, hỗ trợ đào tạo, cung ứng nguồn lao động có tay nghề thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp đến sản xuất - kinh doanh.

Nếu năm 1997, tỉnh chỉ có 7 KCN tập trung với diện tích khoảng 1.500 ha, thì đến nay, Bình Dương đã có 29 KCN, với tổng diện tích 12.798 ha và 12 CCN, với tổng diện tích 815 ha; là địa phương có tỷ lệ lấp đầy các KCN cao nhất cả nước, trên 95%. Bình Dương hiện cũng đứng thứ 3 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sau TP.Hồ Chí Minh và TP.Hà Nội. Toàn tỉnh hiện có 4.280 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn hơn 40,6 tỷ đô la Mỹ; có 67.962 doanh nghiệp trong nước, tổng vốn 747.000 tỷ đồng. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện nâng cao, GRDP bình quân đầu người ước đạt 172 triệu đồng/năm, tăng hơn 29 lần so với năm 1997.

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tỉnh quan tâm chú trọng; quốc phòng - an ninh được giữ vững. Trong đó, nổi bật là công tác phát triển đảng viên thực hiện vượt chỉ tiêu, nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh lên 55.000 đảng viên... Đồng thời, công tác mặt trận, dân vận tiếp tục được đổi mới theo phương châm hướng mạnh về cơ sở, thường xuyên tiếp xúc đối thoại trực tiếp với nhân dân, khơi dậy sức sáng tạo, tính tự chủ, đoàn kết, thực hiện có hiệu quả các đề án. Đặc biệt, Đề án “Công tác dân vận tham gia xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2021-2025” đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao ý thức xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong các tầng lớp nhân dân, góp phần đưa Bình Dương trở thành nơi đáng sống, nghĩa tình…

Bên cạnh đó, Bình Dương đã thiết lập mối quan hệ hợp tác song phương với 13 tỉnh, thành phố nước ngoài; đồng thời là thành viên chính thức, là đối tác đáng tin cậy của 3 tổ chức quốc tế, gồm: Diễn đàn Cộng đồng thông minh Thế giới (ICF), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Horasis và Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới (WTCA). Trong những năm gần đây, tỉnh đã tích cực hợp tác với các đối tác nước ngoài và triển khai Đề án Thành phố thông minh, Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương, đặc biệt trong đó có Dự án KCN Khoa học công nghệ Bình Dương với tầm nhìn trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trở thành nơi đáng sống, nghĩa tình

Thời gian qua, Bình Dương chú trọng đổi mới mô hình tăng trưởng qua việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp thế hệ mới, hình thành các KCN chuyên ngành, KCN Khoa học công nghệ, công nghiệp xanh, công nghiệp tuần hoàn, công nghiệp 4.0, tạo lập một vành đai công nghiệp mới; xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính. Song hành với công nghiệp hóa là đô thị hóa. Bình Dương hiện có 5 thành phố trực thuộc tỉnh, bao gồm: TP.Thủ Dầu Một, TP.Thuận An, TP.Dĩ An, TP.Tân Uyên và TP.Bến Cát (chính thức từ ngày 1-5 tới).

Đặc biệt, 5 năm liên tiếp, Bình Dương được vinh danh là 1 trong 21 cộng đồng có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu trên thế giới (SMART 21); 3 lần liên tiếp vào danh sách Top 7 cộng đồng có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu và được Diễn đàn Cộng đồng thông minh Thế giới (ICF) chính thức vinh danh Bình Dương đạt danh hiệu Cộng đồng thông minh của năm, Top 1 ICF 2023...

Sau 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bình Dương đã vươn lên trở thành tỉnh phát triển, có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ. Những thành tựu mang tính đột phá đó là sản phẩm kết tinh từ truyền thống đoàn kết, thống nhất, tinh thần sáng tạo, đổi mới; là kết quả của cả quá trình kiên trì nỗ lực, bền bỉ phấn đấu, phát triển không ngừng qua nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo, của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Phát huy những thành tựu đạt được, với tinh thần “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt”, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh sẽ tiếp tục chung sức, đồng lòng xây dựng Bình Dương trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại; là nơi đáng sống, nghĩa tình… 

KHÁNH PHONG

World Cup
上一篇:Nóng trên đường: Khó hiểu với pha nhấn ga tông thẳng vào xe CSGT của tài xế
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs West Ham, 23h30 ngày 26/1