搜索

Những người giúp chú Tễu, cô Tiên, ông Bụt thêm sức sống trường tồn_kèo 1-1.5 là gì

发表于 2025-01-15 11:04:29 来源:Fabet

Rối nước làng Rạch (Nam Định) cùng với Nguyên Xá (Đông Hưng,ữngngườigiúpchúTễucôTiênôngBụtthêmsứcsốngtrườngtồkèo 1-1.5 là gì Thái Bình), Nhân Hòa (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) hay Đào Thục (Đông Anh, Hà Nội) là những làng có phường rối nước lâu đời ở miền Bắc.

Người dân làng Rạch không biết đích xác loại hình nghệ thuật này có từ 300, 500 năm trước hay nhiều hơn nữa, chỉ biết múa rối nước đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành món ăn tinh thần đời này qua đời khác.

Hàng năm, cứ vào dịp rằm tháng Giêng - ngày kỵ đức Thành hoàng đệ nhất, dân làng lại mở hội, tổ chức đám rước linh đình, trong đó không thể thiếu là những tích trò rối nước.

406780461 6628215840610439 8230268343341497204 n.jpg
Những con rối được đục đẽo đường nét cách điệu rồi mới gọt giũa, đánh bóng và trang trí nhiều màu sơn khác nhau nhằm tạo tính cách cho từng nhân vật.

Thôn Bàn Thạch, xã Hồng Quang (Nam Trực) là một trong 3 phường rối nước ra đời sớm nhất miền Bắc vào khoảng năm Cảnh Hưng thứ 16 (1755). Trải qua bao thăng trầm, ngày nay, các thế hệ nghệ nhân múa rối thôn Bàn Thạch đã đưa rối nước trở thành bộ môn nghệ thuật “đặc sản” của quê hương.

Ông Phan Văn Khuể, Trưởng Ban văn hóa của thôn kể, trước đây, phường rối làng Rạch thường biểu diễn ở ao làng. Buồng trò được làm bằng tre nứa, mành che là vải xanh, tới năm 1987, làng đã xây dựng được ngôi thủy đình rộng hơn 2.000m2 thuận tiện cho việc biểu diễn.

Theo thời gian, nghề rối nước nơi đây có lúc tưởng chừng bị mai một. Nhưng sức sống mạnh mẽ tiềm ẩn của nghệ thuật này một lần nữa lại được những người con làng Rạch “tái sinh” với nhiều tích trò được phục dựng như: chọi trâu, câu cá, đánh đu, tễu rúc ống, bắt vịt, đốt pháo, mở cờ, các nàng tiên ca múa, Cô đôi thượng ngàn... 

roi nuoc 1.jpg
Kho các nhân vật rối cổ của làng Rạch, xã Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định.

Đau đáu theo đuổi và gìn giữ vốn cổ của cha ông truyền lại, nghệ nhân Phan Tiến Hữu, Trưởng đoàn rối nước Bàn Thạch được giao nhiệm vụ trông nom kho rối cổ nằm bên thủy đình. Kho rối lên tới cả ngàn nhân vật mà ông Hữu có thể kể tên, nêu tích trò thậm chí nhớ luôn niên đại của từng nhân vật ở trong đó.

Ông cho hay, không biết chính xác tổng số con rối trong kho bởi chưa từng thống kê cụ thể, và chắc chắn không ai dám “tơ hào” gì ở đây. Theo các cụ đời trước truyền lại, cứ đến dịp lễ hội, rối ở trong kho lại được đem ra diễn ngoài thủy đình. Con nào hỏng thì sửa, con nào bị mối xông mục tới mức không sửa được, các cụ sẽ đem vào cẩn báo Thành hoàng rồi sau đó làm lễ hóa.

Cũng bởi “tính” thiêng ấy mà trong mái kho xộc xệch, cũ kỹ vẫn còn những con rối có tuổi đời hàng trăm năm. Màu sơn tuy có bạc, nhiều chi tiết đã sứt mẻ, bị bào mòn bởi thời gian song những đường nét đục, chạm vẫn vô cùng mềm mại, tinh tế… 

Các con rối được đục đẽo đường nét cách điệu rồi mới gọt giũa, đánh bóng và trang trí nhiều màu sơn khác nhau nhằm tạo tính cách cho từng nhân vật.

Chia sẻ về công đoạn làm rối, nghệ nhân Phan Văn Mạch, người con của gia đình có nhiều đời lưu giữ nghệ thuật này chia sẻ, cần nhiều kỹ năng để tạo ra một con trò hoàn hảo, mang khả năng diễn đạt phong phú. Chế tác nhân vật đã khó nhưng muốn diễn được rối hay cũng phải tôi luyện, làm nhiều tay mới quen. Vì phải diễn trên mặt nước nên không được lộ sào, lộ dây...

Những tiết mục múa rối chủ yếu dựa theo tích truyện dân gian và phải diễn sao sống động y như thật. Khi nhạc nổi lên các nhịp của con rối phải thật khớp, không để kẹt dây hoặc các con rối vướng vào nhau, nếu không tính hấp dẫn sẽ giảm đi rất nhiều…

roi nuoc 3.jpg
Nghệ nhân Phan Tiến Hữu người được giao trông nom kho rối cổ của làng.

Nghề múa rối nước rất vất vả song theo nghệ nhân Phan Văn Mạch, một trong những lý do chính để theo đuổi nghề đến ngày hôm nay là nhờ vào tiếng cười của khán giả. Chính nhờ những người con đam mê lưu giữ vốn cổ của làng Rạch, rối nước đã vượt qua lũy tre làng, được mời đi biểu diễn ở nhiều nơi trong nước và quốc tế như Nhật, Pháp, Thụy Điển…

Cả thôn Rạch hiện có 7 hộ gia công con rối nước. Trước nhu cầu của khách và thích ứng với đời sống hiện đại, cùng với con rối cổ truyền, các hộ cũng sáng chế mẫu mới cung cấp cho thị trường quà lưu niệm.

Anh Phan Văn Triển, 42 tuổi, chủ xưởng chế tác rối nước tại xóm Rạch cho biết: “Hiện tại, mỗi tháng, gia đình tôi sản xuất được 200 con rối nước theo đơn đặt hàng của khách đủ diễn 18 tích trò. Thu nhập từ nghề chế tác con rối nước từng bước được nâng cao do ngày càng nhiều người biết đến và yêu thích nghệ thuật múa rối nước”.

Các nghệ nhân làng Rạch không ngừng sáng tác thêm các tích trò mới, sáng tạo tác phẩm mới, dựa trên nền tảng những câu chuyện cổ tích cho nghệ thuật rối nước có thể tiếp cận gần hơn với giới trẻ. Đây cũng là cách mà họ tin rằng sẽ giúp những chú Tễu, cô Tiên, ông Bụt… thêm sức sống trường tồn.

An An

Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm quảng bá múa rối nước tại Hàn QuốcNghệ sĩ Phan Thanh Liêm sẽ có chuyến biểu diễn, giao lưu giới thiệu nghệ thuật múa rối Việt Nam tại Hàn Quốc trong gần 1 tháng theo lời mời của Nhà hát Joyful.
随机为您推荐
友情链接
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by Những người giúp chú Tễu, cô Tiên, ông Bụt thêm sức sống trường tồn_kèo 1-1.5 là gì,Fabet   sitemap

回顶部