Hai doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Vinhomes và Vincom Retail của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là 2 doanh nghiệp dẫn đầu bảng xếp hạng lợi nhuận của ngành địa ốc. Ảnh: VIC.
Khảo sát của Tri Thức - Znewsdựa trên báo cáo tài chính quý IV/2024 của 104 doanh nghiệp bất động sản (không bao gồm Vingroup) đã công bố cho biết tổng lợi nhuận sau thuế của nhóm doanh nghiệp này đạt trên 54.600 tỷ đồng năm vừa qua,ủatỷphúPhạmNhậtVượngdẫnđầulợinhuậnngànhđịaốtỷ lệ bóng giảm nhẹ 4% so với năm 2023.
Đáng chú ý, trong danh sách này có 8 doanh nghiệp đạt lợi nhuận sau thuế trên 1.000 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận của riêng nhóm này chiếm gần 91% lợi nhuận của hơn 100 doanh nghiệp địa ốc kể trên cộng lại, tương đương trên 49.500 tỷ đồng.
Xét về lĩnh vực hoạt động, nhóm doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp có ưu thế về số lượng khi có 4 doanh nghiệp đạt lợi nhuận trên nghìn tỷ, song chỉ riêng 2 doanh nghiệp "họ Vin" của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là Vinhomes và Vincom Retail đã chiếm tới 72% lợi nhuận toàn ngành, đạt trên 39.100 tỷ đồng.
2 doanh nghiệp của ông Vượng dẫn đầu
Đứng đầu danh sách doanh nghiệp địa ốc lãi ròng nghìn tỷ năm vừa qua là cái tên quen thuộc CTCP Vinhomes (HoSE: VHM) với 35.052 tỷ đồng, tăng gần 5% so với năm liền trước. Vinhomes cũng là doanh nghiệp niêm yết có lợi nhuận ròng sau thuế cao nhất thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024, vượt qua cả những "Big Bank" như Vietcombank (33.853 tỷ đồng); VietinBank (25.475 tỷ đồng); BIDV (25.122 tỷ đồng).
Nhiều năm liên tiếp, Vinhomes thường xuyên nằm trong nhóm doanh nghiệp dẫn đầu thị trường chứng khoán về chỉ tiêu lợi nhuận ròng.
Kết quả kinh doanh ấn tượng kể trên của Vinhomes được thúc đẩy bởi việc bàn giao đúng tiến độ các đại dự án đang triển khai.
Vinhomes cho biết doanh số bán hàng năm 2024 của công ty đã đạt gần 104.000 tỷ đồng, trong khi doanh số chưa ghi nhận tại thời điểm cuối quý IV vừa qua lên tới 94.200 tỷ đồng, nhờ kết quả bán hàng khả quan tại các đại đô thị, đặc biệt là tại dự án Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) mở bán vào cuối tháng 3/2024.
Xếp thứ hai trong danh sách là Vincom Retail (HoSE: VRE) với mức lãi ròng cả năm 2024 đạt 4.096 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2023. Nguồn thu của Vincom Retail trong năm qua vẫn chủ yếu đến từ mảng trung tâm thương mại, ngoài ra còn đến từ mảng kinh doanh bất động sản thương mại để bán.
Trong năm qua, Vincom Retail đã mở mới 5 trung tâm thương mại với diện tích sàn bán lẻ tăng thêm 94.700 m2, bao gồm Vincom Mega Mall Grand Park, Vincom Plaza Hà Giang, Vincom Plaza Điện Biên Phủ, Vincom Plaza Bắc Giang và Vincom Plaza Đông Hà Quảng Trị. Qua đó, doanh nghiệp có 88 trung tâm thương mại tại 48/63 tỉnh thành trên cả nước, với hơn 1,84 triệu m2 diện tích sàn bán lẻ.
HAI DOANH NGHIỆP CỦA TỶ PHÚ PHẠM NHẬT VƯỢNG CHIẾM HƠN 70% LỢI NHUẬN TOÀN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN
Số liệu tính trong năm 2024. Nguồn: BCTC DN.
Nhãn
Vinhomes
Vincom Retail
Idico
Becamex IDC
Còn lại
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ đồng
35052
4096
2393
2310
10710
Xếp sau 2 doanh nghiệp "họ Vin" là Tổng công ty Idico (HNX: IDC). Năm vừa qua, "ông lớn" mảng bất động sản khu công nghiệp đạt doanh thu 8.846 tỷ đồng, tăng 22%; lợi nhuận sau thuế đạt 2.393 tỷ đồng, kỷ lục từ trước đến nay.
Trong khi đó, năm 2024 là năm thứ 8 liên tiếp Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - Becamex IDC (HoSE: BCM) báo lãi ròng trên 1.000 tỷ đồng. Báo cáo tài chính vừa công bố cho thấy nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp này đạt 2.310 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong cả năm ngoái, tăng nhẹ so với năm 2023.
Cùng thuộc lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp, Tổng CTCP Phát triển Khu Công nghiệp (UpCOM: SNZ) cũng vừa trải qua năm kinh doanh khởi sắc khi doanh thu tăng 8%, đạt 5.889 tỷ đồng, còn lợi nhuận sau thuế tăng 18% đạt 1.621 tỷ đồng. Các mảng đem về nguồn thu chính vẫn là từ kinh doanh khu công nghiệp, cung cấp nước sạch, dịch vụ cảng và xử lý chất thải.
Năm tài chính của CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) bắt đầu từ 1/4 năm trước đến 31/3 năm sau. Tính riêng trong năm 2024, doanh nghiệp của đại gia đất cảng Hải Phòng Đỗ Hữu Hạ lãi ròng 1.328 tỷ đồng, tăng 40% so với năm trước đó.
CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) cũng vừa trở lại danh sách doanh nghiệp địa ốc lãi nghìn tỷ sau 2 năm vắng bóng. Năm qua, Nam Long đạt doanh thu kỷ lục với 7.196 tỷ đồng, tăng gấp đôi năm liền trước và báo lãi sau thuế 1.381 tỷ đồng, tăng 73%. Doanh thu chủ yếu trong năm được đóng góp từ việc bán nhà và căn hộ (chiếm khoảng 97%), trong đó phần lớn đến từ các dự án trọng điểm là Akari và Cần Thơ.
Xếp cuối cùng trong danh sách doanh nghiệp bất động sản lãi nghìn tỷ năm 2024 là CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (HoSE: SIP) - công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp. Năm qua, công ty ghi nhận 7.800 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% và 1.278 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 27%. Đây cũng là năm có kết quả kinh doanh cao kỷ lục của doanh nghiệp này.
8 DOANH NGHIỆP ĐỊA ỐC LÃI TRÊN NGHÌN TỶ ĐỒNG NĂM 2024
Nguồn: Tổng hợp BCTC DN quý IV/2024.
Nhãn
Vinhomes
Vincom Retail
Idico
Becamex IDC
Sonadezi
Nam Long
Tài chính Hoàng Huy
Sài Gòn VRG
Khác
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ đồng
35052
4096
2393
2310
1621
1382
1328
1278
5101
Kỳ vọng tăng trưởng tích cực
Về triển vọng thị trường 2025, phần lớn chuyên gia và đơn vị phân tích đều đưa ra góc nhìn tích cực đối với nhóm doanh nghiệp bất động sản dựa trên các cơ sở như hành lang pháp lý cơ bản được khơi thông, nguồn cung cải thiện, sức mua duy trì ở ngưỡng cao, vốn FDI tăng trưởng tích cực.
Theo Công ty Chứng khoán Tiên Phong (ORS), triển vọng ngành bất động sản dân cư dự kiến tích cực trong năm 2025, khi thị trường tiếp tục phục hồi nhờ mặt bằng lãi suất ổn định và nhu cầu nhà ở thực mạnh mẽ.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm VIS Rating mới đây cũng dự báo năm 2025, doanh số bán hàng của các chủ đầu tư bất động sản sẽ tiếp tục cải thiện nhờ nhu cầu đầu tư và tích luỹ tài sản.
"Chúng tôi kỳ vọng doanh thu bán hàng sẽ tăng 25-50% trong năm 2025, chủ yếu từ các dự án cao cấp với biên lợi nhuận cao", báo cáo của VIS Rating viết.
Tuy nhiên, báo cáo của tổ chức xếp hạng tín nhiệm này cũng cho rằng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tăng trưởng tích cực năm nay.
Cụ thể, nhóm doanh nghiệp đang có kế hoạch ra mắt dự án như Vinhomes, Masterise, Đất Xanh, Nhà Khang Điền, Nam Long được dự báo thuận lợi. Còn các chủ đầu tư đang gặp các vấn đề pháp lý hoặc đối mặt với nhu cầu yếu tại các dự án bất động sản nghỉ dưỡng có thể cần nhiều thời gian hơn để phục hồi, cả trong bảng cân đối kế toán lẫn khả năng thanh toán nợ, bất chấp dòng tiền cải thiện.
VIS Rating đánh giá dòng tiền là điểm yếu chính trong hồ sơ tín nhiệm của các chủ đầu tư tại Việt Nam, khi khoảng 70% doanh nghiệp mà đơn vị này theo dõi có dòng tiền hoạt động để trả nợ đến hạn ở mức yếu.
Trong khi đó, ở lĩnh vực bất động sản công nghiệp, phần lớn chuyên gia cho rằng đây sẽ là một trong những loại hình dẫn dắt thị trường trong năm nay. Thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết bất động sản khu công nghiệp hiện ghi nhận tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD. Năm nay cả nước dự kiến có 1.704 cụm công nghiệp với tổng diện tích 58.123 ha.
Với triển vọng tích cực của ngành bất động sản khu công nghiệp, Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho rằng các doanh nghiệp sở hữu quỹ đất cho thuê hiện hữu lớn, nằm tại các vị trí đắc địa để đón dòng vốn FDI sẽ được hưởng lợi.
Tập đoàn bất động sản chỉ thu hơn 1 tỷ đồng suốt một quý kinh doanh
Doanh thu khiêm tốn trong quý IV/2024 đã khiến Tập đoàn Danh Khôi báo lỗ ròng 63 tỷ đồng trong năm vừa qua, lượng tiền mặt đến cuối năm 2024 cũng chỉ còn 470 triệu đồng.