Trung tâm dữ liệu: đầu tư ban đầu, tiết kiệm dài lâu_watford vs

作者:Cúp C1 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【】 发布时间:2025-01-13 14:09:36 评论数:

Với ước tính dữ liệu sẽ tăng 800% về dung lượng trong 5 năm tới,âmdữliệuđầutưbanđầutiếtkiệmdàilâwatford vs các DN cần cân nhắc đầu tư trung tâm dữ liệu “chuẩn” về nhiệt độ, kết nối, cùng các công cụ quản lý và phân tích… để tránh “thảm họa” về sau.

Nhu cầu dữ liệu ngày càng gia tăng

Khi bạn truy cập vào Internet, bạn đang tương tác với 39 triệu terabytes dữ liệu lưu trữ đang được sử dụng trên toàn cầu, theo Gartner. Các Trung tâm dữ liệu (TTDL) ngày nay, vì thế, cần phải mang đến sự an tâm cho doanh nghiệp, tập đoàn, khi mọi cửa ngõ thông tin và kinh doanh đều thông qua đó.

Cũng theo Gartner, tới năm 2019, dung lượng dữ liệu cần dùng đó sẽ cán mức 89 triệu terabytes. Cứ mỗi 2 năm dung lượng kỹ thuật số lại tăng gấp đôi và từ năm 2013 - 2020 sẽ tăng gấp 10 lần - từ 4,4 nghìn tỷ gigabytes lên đến 44 nghìn tỷ gigabytes.

Ngày mà với Big Data, các trung tâm y tế có thể dự báo bạn đang có nguy cơ về sức khỏe nào đó. Hay với IoT, tủ lạnh nhà bạn sẽ đề nghị bạn nên dừng ăn món nào, cùng với đó thiết bị di động có thể lựa chọn cũng như sắp xếp lịch khám bệnh cho bạn sẽ không còn xa nữa. Gartner ước tính dữ liệu sẽ tăng 800% về dung lượng trong 5 năm tới và trong số đó, có tới 80% sẽ là dữ liệu phi cấu trúc. Đây là loại dữ liệu đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật IT và tài nguyên phần cứng.

Trong bối cảnh này, các TTDL kiểu cũ với cách xây dựng và bố trí hạ tầng có phần tùy tiện, không đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về nhiệt độ, kết nối, cùng các công cụ quản lý và phân tích không đáp ứng nổi các nhu cầu mới sẽ là thảm họa cho các doanh nghiệp khi sự cố xảy ra.

Việc trao dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp cho một bên thứ 3 cũng là điều khiến các CIO cân nhắc khi mỗi byte dữ liệu có thể quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Với các TTDL lớn để cho thuê, nỗi đau đầu của các nhà quản lý TTDL đến từ việc nếu chẳng may sự cố xảy ra trong việc trao đổi, kết nối thông tin có thể để lại thiệt hại vô cùng lớn cho họ và cả khách hàng. Đó là chưa kể để xây dựng một thiết kế có khả năng tùy biến cao, dễ dàng mở rộng về độ lớn và tốc độ là điều không dễ dàng.

{keywords}

Nhu cầu dữ liệu ngày càng gia tăng đang đặt ra bài toán khó cho các nhà quản lý TTDL

“Cẩm nang” cho một TTDL hiện đại

Một TTDL xây dựng theo phương cách nghiệp dư vốn đã là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp do giá thành rẻ, tuy nhiên việc kéo quá dài thời gian xây dựng khiến mất thời cơ vàng cho việc triển khai dịch vụ hay hoạt động, kinh phí dự trù đã bị vượt quá nhiều lần.

Thực tế, việc xây dựng một TTDL đáp ứng đúng nhu cầu hiện tại và có khả năng được mở rộng trong tương lai không hề tốn kém quá nhiều như các doanh nghiệp thường nghĩ.

Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Tiễn Lên Kế Hoạch và Thiết Kế TTDL của Schneider Electric sẽ trình bày điều đó một cách dễ hiểu và chi tiết. Tài liệu chỉ ra cách giải quyết từng điểm một trong nhu cầu của doanh nghiệp khi xây dựng một TTDL.

Đầu tiên là các mẫu thiết kế tham chiếu. Nhà quản lý TTDL có thể tham khảo về mẫu và các bản thiết kế chi tiết, hệ thống quy trình vận hành cho đến các phân mục trong quá trình xây dựng như hệ thống cấp, vật liệu và linh kiện. Thậm chí các mẫu từng thành phần quan trọng của TTDL như nơi cung cấp điện, hệ thống làm mát, phòng IT …cũng được đưa ra cụ thể.

{keywords}

Với Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Tiễn Lên Kế Hoạch và Thiết Kế TTDL của Schneider Electric, việc xây dựng các TTDL hiện đại không còn là nỗi lo cho doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp còn băn khoăn về quy mô cần thiết, tài liệu sẽ hướng dẫn về một công cụ phân tích chi phí của Schneider Electric. Từ các thông tin được cung cấp về nhu cầu hiện tại và ước tính nhu cầu tương lai đơn giản, công cụ sẽ tư vấn các mức chi phí cần thiết theo từng giai đoạn trong quá trình xây dựng TTDL. Hay ngược lại, với ngân sách đưa ra ban đầu, doanh nghiệp có thể định hình những yêu cầu thiết yếu của TTDL mà mình cần có.

Công cụ này còn cung cấp thông tin hữu ích để nhà quản lý TTDL đưa ra các quyết định chuẩn xác về công suất, mức độ rủi ro, và mật độ của TTDL, cũng như giúp điều hành các bên liên quan phối hợp một cách đồng nhất khi bắt tay xây dựng TTDL.

Tập tài liệu này còn giúp doanh nghiệp biết cách lựa chọn địa điểm xây dựng hợp lý nhất. Khác với cách hiểu thông thường “có đất là xây TTDL được”, những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây dựng, chẳng hạn như rủi ro khi xây trong một khu vực có điều kiện địa lý bất ổn đều có thể khiến TTDL trở thành thảm họa hay món nợ lớn.

Khi đã nắm rõ được thiết kế và quy mô của TTDL cần xây, các hướng dẫn về mặt địa lý, cách chọn vị trí phù hợp với từng quy mô TTDL này sẽ giúp ngăn ngừa các thiệt hại khổng lồ về sau cho doanh nghiệp. Thử hình dung những tình huống có thể xảy ra khi một TTDL của ngân hàng đặt tại nơi thường xuyên có hỏa hoạn, bạn sẽ hiểu về tầm quan trọng của viêc lựa chọn chuẩn xác vị trí xây dựng TTDL.

Với Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Tiễn Lên Kế Hoạch và Thiết Kế TTDL trong tay, các nhà quản trị TTDL có thể yên tâm lựa chọn và triển khai TTDL của mình, trong một thế giới dữ liệu đang tăng chóng mặt trên từng giây và các kết nối trao đổi là chìa khóa thành công.

Tâm Minh