Trên một diễn đàn dành cho sinh viên và cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại thương,ựusinhviênĐHNgoạithươngkểchuyệnđilàmnămtiếtkiệmđượctỷbett 88 mới đây, một bạn trẻ kể chuyện bản thân có được 1 tỷ đồng đầu tiên từ việc tiết kiệm.
Bạn trẻ này là cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại thương K52, tốt nghiệp năm 2017 đến nay đã hơn 6 năm, có thời gian thực làm việc fulltime là gần 5 năm.
Việc có được tiền tỷ được bạn chia sẻ lại như sau:
"...Một năm sau tốt nghiệp, thị trường đầu tư của mình đi xuống và mình gần như mất hết những gì đã kiếm được. Lúc đó mình khá hoang mang rồi mình quyết định phải đi làm fulltime ổn định và đầu tư chỉ là tay trái chứ không thể phụ thuộc hết vào việc đầu tư được. Mình đã nộp đơn vào 1 ngân hàng Big4 và may mắn là đỗ ngay từ lần đầu tiên. Mức lương của 1 nhân viên mới như mình tầm 12 triệu đồng/tháng, mỗi năm nhận khoảng 20-25 tháng lương. Tổng thu nhập năm của mình khoảng 270 triệu đồng.
Câu chuyện bắt đầu từ đây, làm thế nào để có 1 tỷ đầu tiên? Mình là người rất thích tiết kiệm và đầu tư nên hễ cứ có tiền là mình gửi tiết kiệm ngay lập tức, kể cả số tiền ít.
Và với mức thu nhập vừa phải, điều quan trọng nhất là bạn phải quản lý chi tiêu thật hợp lý. Trong 5 năm đi làm, mình vẫn thuê nhà, ăn uống kết hợp tự nấu ăn và ăn ngoài, vẫn cafe mua sắm nhưng chỉ dừng lại nhu cầu thiết yếu chứ không hề xa xỉ. Sau gần 5 năm lãi mẹ lãi con, nay mình cũng đã có 1 tỷ đầu tiên trong tài khoản. Đấy bí quyết đơn giản chỉ là tiết kiệm thôi”.
Giải thích kỹ hơn về cách thức tiết kiệm, bạn trẻ này cho biết : “Mình gửi tiết kiệm rất đều, tháng nào nhận lương hay thưởng mình cũng gửi tiết kiệm, dù đó là số tiền ít. Sau năm một mình đã có gần 200 triệu tiết kiệm. Khi đó, mình đã bắt đầu có những khoản lãi đầu tiên, đời sống cũng thế mà nâng cao hơn, chi tiêu nâng lên 7-8 triệu đồng/tháng. Cứ thế năm 3, 4, 5 mỗi năm tăng chi tiêu lên một ít nhờ số tiền lãi. Đến trước lúc lấy chồng, mỗi tháng mình vẫn chi tiêu chưa đến 10 triệu đồng”.
Chia sẻ này đã nhận được hàng nghìn bình luận. Một bạn nhận xét: "K52 ra trường kiếm 1 tỷ trong 6 năm bằng phương pháp tiết kiệm, vậy là giỏi rồi. 5 năm tới mục tiêu phải kiếm được mỗi năm 1 tỷ bằng phương pháp đầu tư nhé!".
Hay có bạn tán đồng: "Mấu chốt là quản lí chi tiêu hợp lý và gửi tiết kiệm nhé các bạn. Mình cũng kiếm được 1 tỷ đầu tiên sau 4-5 năm ra trường, nhưng mình là K40 cơ. Giờ kiếm được bao nhiêu, trả tiền học cho con là cũng hết sạch luôn"...
Cũng có bạn nói rằng: "Thôi cách này mình thua. Mình chịu, không tiết kiệm được nên sẽ cố nghĩ cách tăng thu nhập vậy".
Tuy nhiên, rất nhiều trong số các bình luận, cả đùa và thật, bày tỏ rằng cảm thấy rất áp lực khi đọc câu chuyện này, bởi con số thu nhập hàng tháng khi mới ra trường của họ chỉ vài triệu đồng, và việc tài khoản có 1 tỷ đồng là việc xa vời, dù thời gian họ đã đi làm nhiều hơn cả con số 5 năm.
Áp lực kiếm tiền đè nặng lên người trẻ ở Việt Nam "một cách rất khác’
Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Chính sách công tại ĐH Harvard, anh Trần Hà Dương hiện là chuyên gia tư vấn chiến lược với kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn hàng đầu thế giới như Boston Consulting Group, LEK Consulting, Lazada Group.
Từ câu chuyện "kiếm được 1 tỷ đầu tiên" nói trên, anh Dương nói rằng dù từng du học ở Mỹ nhiều năm - một đất nước rất tư bản - nhưng kể từ khi trở về Việt Nam, anh mới cảm nhận được áp lực kiếm tiền đè nặng lên mọi người, đặc biệt là người trẻ, một cách rất khác.
"Nảy sinh vấn đề “peer pressure” (áp lực đồng lứa) tài chính cá nhân đối với các bạn trẻ, một phần theo mình là vì thước đo cuộc sống ổn định, hạnh phúc ở Việt Nam được gắn liền rất nhiều với việc sở hữu ngôi nhà của riêng mình, mà giá nhà ở Việt Nam ngày càng tăng phi mã so với thu nhập thực tế.
Một phần khác, ảnh hưởng nhiều hơn tới thế hệ trẻ, là vì có những người bằng tuổi các bạn mà có thể nổi tiếng và giàu lên nhanh chóng nhờ các nền tảng mạng xã hội hay bán hàng online”.
Theo anh Dương, Đối với các bạn học trường top như Ngoại thương có lẽ còn có áp lực phải có được một công việc có mức lương cao sau khi tốt nghiệp nữa để xứng đáng với kỳ vọng của mọi người và tấm bằng mình cầm trên tay.
“Tuy mình rất đồng cảm với các bạn về tài chính cá nhận là một việc rất quan trọng, nhưng áp lực kiếm tiền càng nhanh càng tốt để bắt kịp với xu hướng và những người xung quanh có thể khiến sức khỏe tinh thần của các bạn đi xuống rất nhiều, ảnh hưởng đến nhiều việc khác. Thế nên, việc có một tâm thế vững vàng hơn trước peer pressure về tài chính cá nhân là điều chúng ta nên rèn luyện thường xuyên”.
Do đó, có 3 bí quyết mà anh Dương muốn chia sẻ.
Đầu tiên là nhận ra áp lực tài chính hay được cụ thể hóa bằng những con số mà các bạn cảm thấy muốn có ngay lập tức, nên các bạn có thể thử nhìn những con số đó từ tâm thế dài hơi hơn.
Ví dụ, 1 tỷ tiết kiệm, hay mức lương $1.000/tháng chẳng hạn. Nghe thì có vẻ cao với các bạn mới ra trường, nhưng với nỗ lực và khả năng thực sự, mình nghĩ không phải là không thể để cuối cùng các bạn đạt được những con số đó. Việc chậm hơn người khác một vài năm thực ra không quá quan trọng như các bạn tưởng, vì cuộc đời mỗi người là cả một chặng đường dài vài chục năm cơ mà.
Cách thứ hai để thoát khỏi peer pressure một chút là nhận ra nó sẽ không bao giờ kết thúc nếu các bạn bị cuốn vào lối suy nghĩ đó. 1 tỷ có thể đáng kể, nhưng nó cũng chưa là gì với giá nhà ở Việt Nam. Đến khi có 1 tỷ, các bạn sẽ lại so sánh với những người có hơn nữa. Chưa kể tại sao chúng ta không so sánh với ở Mỹ chẳng hạn, 1 triệu USD mới là mục tiêu chứ đâu chỉ là 1 tỷ?
Thứ ba, là mình thấy có một bí mật mà nhiều bạn trẻ chưa tính đến mà chỉ có những người đi làm lâu năm một chút rồi mới nhận ra. Đó là nếu như trong những năm đầu của sự nghiệp, các bạn có thể đi chậm một chút về mặt kiếm tiền, nhưng đổi lại các bạn xây dựng được vững chãi những tài sản vô hình khác như kỹ năng, kinh nghiệm, mối quan hệ, về sau các bạn sẽ có thể chạm được tới những acsch kiếm tiền gấp nhiều lần về cả con số và khả năng bền vững.
Xác suất những người giàu chậm mà chắc thực ra cao hơn nhiều lần những người giàu sớm và nhanh - các bạn cứ nhìn vào thế hệ đi trước thì thấy”.
Nói thêm, anh Dương cho biết chính anh cũng luôn phải nhắc nhở bản thân là thành công và hạnh phúc luôn không chỉ được định nghĩa bởi tiền bạc, mặc dù điều đó là một phần rất quan trọng của cuộc sống.
“Mình hy vọng các bạn trẻ cũng vì đó mà bình tâm hơn, để theo đuổi những mục tiêu về tài chính mà không bị cuốn vào vòng xoáy của peer pressure”.
Cuộc trò chuyện tình cờ giúp nữ sinh ĐH Ngoại thương kiếm hơn 40 triệu/thángChưa tốt nghiệp đại học, Lan Nhi đã là quản lý bán hàng một startup trên sàn thương mại điện tử quốc tế, thu nhập 2.000 – 3.000 USD/tháng. Câu chuyện khởi nghiệp của nữ sinh bắt đầu từ lần tình cờ nói chuyện với một người bạn...