Tình hình Mỹ_kết quả bóng đá 7m.cn

时间:2025-01-24 15:03:24来源:Fabet作者:Thể thao

Hai tổng thống trước ông là Barack Obama và George W. Bush đều từng cân nhắc giết Qassem Suleimani,ìnhhìnhMỹkết quả bóng đá 7m.cn vị tướng uy quyền đứng đầu lực lượng tinh nhuệ Quds của Iran. Tuy nhiên, họ đã không "bóp cò súng". 

{keywords}
Tổng thống Donald Trump

Vậy tại sao ông Trump lại quyết định hành động? Theo chuyên gia Joseph W. Sullivan trong một bài viết trên tạp chí Foreign Policy, câu trả lời có thể là kinh tế.

Rõ ràng, ông Trump không phải Obama hay Bush. Ông đã đưa ra lựa chọn của mình trong những hoàn cảnh thuận lợi cho chiến dịch hơn so với khi Obama hoặc Bush cầm quyền. Những bước tiến trong ngành năng lượng của Mỹ gần đây cũng cung cấp cho Washington tấm giáp sắt làm chệch hướng những gì một thời được coi là vũ khí kinh tế ưa thích của Iran: các cú sốc giá dầu. Trong khi đó ở Iran, một sự sụp đổ xoắn ốc trong các điều kiện kinh tế vĩ mô đã hạn chế năng lực của nước này trong việc làm tổn hại các lợi ích của Mỹ.

Cả Bush và Obama đều không có được "thiên thời" như thế. Kể cả ông Trump, mãi cho đến gần đây.

Vào tháng 9/2019, Mỹ trở thành nước xuất khẩu ròng dầu mỏ lần đầu tiên kể từ ít nhất thập niên 1940. Các đợt tăng giá dầu toàn cầu là một chỉ dấu tích cực cho kinh tế Mỹ. Sự thay đổi vị thế này đã vô hiệu hóa khả năng Iran dùng các cú sốc giá dầu để gây tổn hại cho Mỹ: Lần đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hòa Hồi giáo, phá vỡ dòng chảy dầu lửa bên ngoài Trung Đông không hề có tác động nào tới các điều kiện kinh tế vĩ mô bên trong nước Mỹ.

Tổng thống Mỹ Jimmy Carter từng mô tả đặc điểm một cuộc khủng hoảng năng lượng phát sinh từ bên ngoài là "tương đương đạo đức chiến tranh", càng cho thấy mức độ đảm bảo sự bình ổn các dòng chảy dầu lửa một thời là yếu tố quyết định các lợi ích của Mỹ ở Trung Đông.

Nhưng cách đây ít ngày, Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ hiện đại đầu tiên có cơ hội xây dựng chính sách đối ngoại ở Trung Đông mà không sợ "thanh gươm Damocles" treo lơ lửng trên nền kinh tế Mỹ. Tháng 9 vừa qua, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào các cơ sở dầu lửa của Ảrập Xêút mà giới chức Mỹ quy trách nhiệm cho Iran đã đẩy giá dầu lên mức cao kỷ lục. Tổng thống Trump sau đó viết trên Twitter: "Bởi vì chúng ta đã làm tốt với năng lượng trong vài năm qua... nên chúng ta là một nhà xuất khẩu năng lượng ròng... Chúng ta không cần dầu mỏ Trung Đông nữa".

Ở Iran, tác động của các đòn trừng phạt đã đặt các nhà hoạch định chính sách vào tình cảnh ngược lại: Nhiều ràng buộc và cân nhắc hơn khi đáp trả một cuộc tấn công của Mỹ. Không như trước kia, một số tiến trình hành động trả đũa ngày nay sẽ gây tổn thất lớn cho chính quyền vì càng đẩy mạnh tốc độ lạm phát.

Sản lượng kinh tế của Iran, theo dữ liệu chính thức của nước này, lại đang lao dốc. Tình trạng thiếu ngoại tệ cũng bó buộc khả năng của chính quyền cấp tiền cho các hoạt động ở nước ngoài. Và hơn bất cứ lúc nào trong những năm qua, Tehran sẽ thấy khó khăn hơn nhiều khi chi tiền cho một sự trả đũa tiềm tàng sau vụ tướng Soleimani bị ám sát, nếu không sẽ buộc phải hy sinh nhiều ưu tiên khác.

Mùa hè năm 2018, chính quyền Trump thông báo tái áp đặt cấm vận lên Iran từ tháng 11, góp phần làm cho tỷ giá ngoại hối của nước này lao dốc mạnh. Cấm vận còn làm giảm tính khả dụng của ngoại tệ ở Iran bằng cách cấm hoặc không khuyến khích thương mại nước ngoài.

Phần lớn năm 2016, trước khi ông Trump được bầu và thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn được thực thi đầy đủ, thì trên thị trường mở, giá đồng đôla Mỹ dao động khoảng 34.000-37.000 Rial (tiền Iran). Nhưng đến mùa xuân năm 2018, những đồn đại về tái áp đặt cấm vận đã khiến đồng Rial tụt giá. Đến cuối tháng 8, 1USD có giá hơn 110.000 Rial. Sau khi cấm vận trở lại vào tháng 10/2018, tỷ giá thị trường cho đồng tiền của Iran dao động từ 110.000 đến 150.000 Rial/USD.

Ngân hàng trung ương Iran duy trì tỷ giá chính thức không đổi ở mức 42.000 Rial/USD, nhưng chỉ áp dụng được cho việc mua bán các hàng hóa nhập khẩu thiết yếu.

Lạm phát ở Iran tăng cao khi tỷ giá sụp đổ. Ngân hàng trung ương cũng ngừng công bố dữ liệu lạm phát trong năm 2018, khi lần công bố sau cùng cho thấy mức tăng gấp đôi trong 6 tháng cuối. Nhưng một nguồn dữ liệu chính thức khác, Trung tâm Thống kê Iran, dự đoán lạm phát giá tiêu dùng hàng năm trong tháng Ba Tư (tương đương tháng 12/2019) là 40%. Trong danh mục bao gồm cả thực phẩm, con số này là hơn 50%.

Tình trạng tăng giá đã gây nhiều bất bình bên trong Iran và bầu không khí này đã hiển thị trên đường phố Tehran hồi tháng 11 vừa qua và lan khắp cả nước cho đến cuối tháng 12. Các điều kiện kinh tế ngày nay đã khiến giới lãnh đạo Iran phải cân nhắc giữa hành động vũ lực ở nước ngoài và đảm bảo an ninh trong nước. Nếu lạm phát tiếp tục tăng, bất bình trong dân chúng càng nhiều, và nguy cơ đối với chính quyền càng rõ.

Do vậy, bất kỳ một đòn trả thù nào cho cái chết của tướng Soleimani thông qua các cuộc tấn công ở nước thứ ba hoặc leo thang bạo lực thông qua các nhóm được ủy nhiệm sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt ngoại hối. Chính quyền luôn cần ngoại tệ để chi trả cho bất kỳ chiến dịch nào ở bên ngoài lãnh thổ. Do vậy, ảnh hưởng phái sinh là bạo lực ở nước ngoài sẽ làm tiêu tốn lượng ngoại tệ mà Iran cần phải dự trữ để đảm bảo sự hợp tác từ nhiều chính phủ nước ngoài.

Có thể nói, Tehran bị kiềm tỏa không chỉ bởi lạm phát. Sản lượng kinh tế càng hạn chế năng lực của nước này trong chi tiêu quân sự. Mức thâm hụt 10,7 tỷ USD ngân sách chính phủ trung ương công bố hồi tháng 2/2019 là kỷ lục, nhưng vào giữa làn sóng biểu tình hồi tháng 11, chính phủ thừa nhận thâm hụt ở mức gần 30 tỷ USD.

Trong những tuần hoặc tháng tới đây, sẽ có thêm nhiều chi tiết mới về quyết định của Tổng thống Trump hạ lệnh giết tướng Soleimani. Các đồn đoán sẽ lại được đưa ra về chiến lược Iran của chính quyền Trump, nhưng có lẽ không cần phải đợi tin tức mới nhất mới có thể tìm được lời giải vì sao ông Trump lại chọn hành động mà những người tiền nhiệm của ông không muốn. Ông đã chọn câu trả lời khác, ở trong hoàn cảnh khác. Đó là kinh tế.

Thanh Hảo

相关内容
推荐内容