Ý tưởng tạo dựng hệ sinh thái tài chính – Velo xuất phát từ đâu?ÔngchủtạpchíFortunemuốnVeloứngdụngBlockchainđểtáiđịnhhìnhngànhcôngnghiệptàichíenvigado vs
Vấn đề của các mô hình kinh doanh tài chính truyền thống là các giao dịch thực hiện chậm, phức tạp và chi phí cao, đồng thời nhiều người vẫn không mở được tài khoản ngân hàng và không được tiếp cận các dịch vụ tài chính như cho vay, chuyển tiền, thanh toán, v.v... Do đó, luôn tồn tại nhu cầu có một mô hình dịch vụ tài chính toàn diện mang lại lợi ích tài chính cho nhiều người hơn, phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp, nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luận chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Xây dựng hệ tài chính toàn diện không hề dễ dàng để khi mà quyền kiểm soát tài chính đang nằm trong tay các doanh nghiệp truyền thống. Tài sản mã hóa được kỳ vọng có thể cho chúng ta cơ hội để giải quyết vấn đề kiểm soát này, tuy nhiên, lại gặp vướng mắc ở việc người dùng thông thường khó tiếp thu các công nghệ mới.
Dự án Velo, lãnh đạo bởi ông Chatchaval Jiaravanon, Chủ tạp chí Fortune, một thành trong viên gia đình tập đoàn lớn nhất Thái Lan - Charoen Pokphand (CP Group) – đưa ra một phương án hoàn toàn khả thi: kết hợp công nghệ Blockchain và mô hình tổ chức thương mại truyền thống để tạo ra các dịch vụ tài chính mang lại giá trị thực cho người dùng hiện tại.
Với hệ sinh thái Velo, viễn cảnh mới của ngành công nghệ tài chính là như thế nào?
Đầu tiên, nhìn vào thị trường chuyển tiền. Thị trường chuyển tiền xuyên biên giới đang phát triển rất mạnh, năm 2017 đã có 258 triệu người nhập cư trên thế giới, và hầu hết trong số họ sống ở các quốc gia có thu nhập cao và có nhu cầu chuyển tiền lớn. Kiều hối toàn cầu đạt tổng cộng hơn 680 tỷ đô la Mỹ trong năm 2018. Với một số nước, kiều hối chiếm tỷ lệ rất lớn trong GDP quốc gia, chẳng hạn như Nepal (28%) và Tajikistan (42%) và Armenia (21%).
Tuy nhiên, dịch vụ này vô cùng đắt đỏ. Theo Ngân hàng Thế giới, chi phí chuyển tiền từ các nước G20 ở mức rất cao, đỉnh điểm đạt 17,13% (Nam Phi), và nhiều quốc gia vẫn ở mức trên 6%. Một số trường hợp chi phí chuyển tiền thấp, nhưng có nhiều chi phí ẩn liên quan đến giao dịch tỷ giá hối đoái, do đó chi phí thực tế sẽ vẫn cao. Bên cạnh chi phí cao, một vấn đề khác là thời gian giao dịch lâu. Do yêu cầu làm việc giữa các ngân hàng khác nhau, kiều hối có thể bị trì hoãn trong vòng từ một giờ đến thậm chí vài ngày.
(责任编辑:Thể thao)