Công nhân quốc phòng làm việc tại Công ty Hóa chất 21 (Bộ Quốc phòng). (Ảnh: Thái Bình/TTXVN)
Quốc hội ngày 26-11 đã biểu quyết thông qua Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân,ôngqualuậtquânnhânchuyênnghiệpcôngnhânquốcphòbxh ngoai hang anh viên chức quốc phòng với 419 đại biểu tán thành, chiếm tỷ lệ 84,82%.
Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng gồm 7 chương, 52 điều quy định về quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng; quyền, nghĩa vụ, chế độ phục vụ, chế độ chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Luật áp dụng đối với quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, không áp dụng đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Quân đội nhân dân.
Dự án Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 21-10.
Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng nêu rõ Luật nghĩa vụ quân sự và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng được ban hành trong thời gian qua đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng, góp phần xây dựng Quân đội Nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển về mọi mặt của đất nước và nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân trong tình hình mới, các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng không còn phù hợp cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.
Cụ thể là: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có nhiều quy định mới liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân, trong đó có quyền, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng cần phải được cụ thể hóa. Bên cạnh đó, quân nhân chuyên nghiệp là đối tượng phục vụ tại ngũ theo chế độ tự nguyện, không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật nghĩa vụ quân sự. Công nhân, viên chức quốc phòng là thành phần trong tổ chức biên chế của Quân đội Nhân dân, nhưng chưa có văn bản pháp luật quy định và điều chỉnh, phải vận dụng theo các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan. Do vậy, cần phải có văn bản pháp luật quy định riêng cho các đối tượng này.
Văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định đầy đủ về vị trí, chức năng của quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng trong tổ chức biên chế của Quân đội nên trong giai đoạn vừa qua việc quản lý, sử dụng hiệu quả chưa cao, lãng phí nguồn nhân lực. Quy định quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu ở độ tuổi 50 trở xuống khi tuổi đời còn trẻ, có sức khỏe và có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng Quân đội.
Từ thực tiễn trên, việc xây dựng dự án Luật quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng là cần thiết./.
Theo TTXVN